Mua căn biệt thự hàng chục tỷ đồng nhưng không ít đại gia vỡ mộng bởi những bất tiện trong việc đi lại tại vành đai 3. Trong khi đó, thời gian gần đây, hiện tượng tắc nghẽn giao thông phía cầu Thanh Trì cũng đang khiến họ nản lòng.

Vành đai ba đoạn từ Pháp Vân tới cầu Tranh Trì ít phát triển hơn so với các đoạn còn lại về mật độ dự án, giao thông và hạ tầng. Pháp Vân là nút giao cửa ngõ lớn nhất Hà Nội, có vai trò kết nối quan trọng vào khu trung tâm thành phố, nút là đầu mối kết nối giữa đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3 và đường Giải Phóng - Ngọc Hồi (QL1 cũ). 

Đầu còn lại là cầu Thanh Trì kết nối với khu vực phía Đông và Bắc của Thủ đô. Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, cũng là 1 trong 6 cây cầu bắc qua sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội .

Nút giao thông Pháp Vân thường xuyên ùn tắc, đặc biệt là vào các giờ cao điểm, dịp lễ tết, trong đó nghiêm trọng nhất là khu vực giao giữa đường vành đai 3 dưới thấp với đường cao tốc và khu vực giao giữa đường Giải Phóng với đường vành đai 3 dưới thấp.

{keywords}
Nhiều dự án mọc lên ở đường vành đai ba (Ảnh: Tuấn Linh)

Tại đây, các dự án BĐS đang mọc lên dày đặc trở thành một điểm nóng thị trường ngay sát nội đô còn sót lại.

Quy mô các dự án bất động sản ở khu vực này thì Gamuda City đang đứng đầu. Dự án được khởi công từ năm 2007, tổng vốn đầu tư 5 ty USD với diện tích 500hecta bao gồm 5 phân khu: Công viên Yên Sở, 2 khu dân cư Gamuda Lakes - Gamuda Gardens, 2 khu thương mại bao gồm Gamuda Central và Gamuda Plaza. Giai đoạn 1 của Khu đô thị Gamuda Gardens được triển khai từ năm 2012.

{keywords}
Dự án chung cư mở bán (Ảnh:Tuấn Linh)

Dưới sự tư vấn của nhân viên bán hàng trong dự án Gamuda Gardens, các căn hộ liền kề hiện dao động từ 7,5 tỷ tới hơn 9 tỷ. Biệt thự dao động từ hơn 10 tỷ tới 14 tỷ tùy diện tích và vị trí.

Dự án khác là Gelexia Riverside sẽ được kết nối với vành đai 3. Dự án có diện tích 3,5 ha nằm cạnh khu công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam (thuộc Tập đoàn Geleximco) làm chủ đầu tư.

Ngoài ra còn dự án chung cư Hateco Hoàng Mai do Công ty cổ phần Hateco Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ tháng 1/2015 với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng gồm 28 tầng và 3 tầng để xe. Dự án đã cất nóc ngày 30/01/2016, bàn giao nhà cho khách hàng vào quý IV/2016.

Chờ hạ tầng tăng giá

Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, gần trung tâm nhưng khu vực này giá nhà đất vẫn không tăng đột biến. Nhiều dự án bất động sản đã được đưa vào sử dụng khiến mật độ dân số khu vực này tăng mạnh thời gian qua, nhưng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thì án binh bất động.

Theo thống kê, hiện có khoảng 100 dự án đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai trên địa bàn quận Hoàng Mai, nhưng tiến độ rất chậm, thậm chí có dự án đã “treo” gần 10 năm nay. Điều này dẫn tới hệ quả là tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng tại các trục đường chính, đặc biệt là đường Lĩnh Nam.

{keywords}
Nhiều shophouse mở bán 

Bên cạnh đó, việc thiếu hạ tầng tiện ích đang là điểm yếu của các dự án bất động sản, khiến giá khó có thể tăng mặc dù nhiều dự án đã đi vào hoạt động từ lâu. Chị Nguyễn Thu Hà, một cư dân sống ở khu vực này cho hay, mặc dù quảng cáo gần trung tâm nhưng chị phải đi đi đường vòng mới về được nhà, rất bất tiện. Ngoài ra, khu vực này còn rất hoang vắng, thiếu hệ thống giáo dục, siêu thị, y tế khiến người mua cảm giác sống bơ vơ giữa khu đô thị.

Cách đây không lâu, chủ đầu tư Gamuda cũng “bỏ cuộc chơi” khu B công viên Yên Sở. Theo lý giải, khu B thuộc dự án Công viên Yên Sở, do những thay đổi về luật đền bù, chi phí giải phóng mặt bằng tăng đột biến từ 20 triệu USD cho cả hai dự án khu A và khu lên đến khoảng 150 triệu USD chỉ riêng cho khu B tại thời điểm hiện tại. Do đó, nhà đầu tư không thể tiếp tục ứng trước chi phí này.

Một nghiên cứu của Công ty Savills cho thấy, khu vực phía Nam Hà Nội đứng đầu thị trường về tổng quy mô căn hộ với khoảng 35.000 căn, chủ yếu là phân khúc căn hộ tầm trung, trên dưới 1,5 tỷ đồng. Lượng căn hộ bán được của khu vực này cũng luôn ở mức cao so với các khu vực khác. Trong năm 2017, thị trường phía Nam chứng kiến nhiều giao dịch và tăng nhiệt mạnh mẽ dịp cuối năm.

Theo đánh giá của chuyên gia bất động sản, khu vực này hạ tầng chưa hoàn thiện, nhiều tuyến đường trong quy hoạch vẫn chưa được hoàn thiện. So với các khu vực khác của Thủ đô, mật độ dân số của khu vực phía Nam thấp hơn, đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hút đặc biệt cho khu vực này.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để UBND TP Hà Nội thực hiện dự án đường Minh Khai - Vĩnh Tuy – Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai (Vành đai 2) đến đường Vành đai 2.5 dài khoảng 1.65km. Đây là tuyến đường trục chính đô thị, tuyến đường này chạy qua một số dự án tiêu biểu của khu vực như: Vinhomes Times City, Đồng Phát Park View Tower, Gamuda Gardens…

Với hạ tầng đang được đầu tư xây dựng, dự báo trong tương lai giá bất động sản khu vực này sẽ có cơ hội tăng giá. 

Duy Anh

Căn hộ 85 tỷ đồng bỏ hoang bên đường vành đai 3

Căn hộ 85 tỷ đồng bỏ hoang bên đường vành đai 3

Từng được rao bán với giá căn hộ thấp nhất từ 21 tỉ đồng và cao nhất là 85 tỉ đồng, Habico Tower chết chìm khi rơi vào cảnh chậm tiến độ và ngừng thi công trong thời gian dài.

Hoang tàn tháp nghìn tỷ trơ xương trên vành đai 3 Hà Nội

Hoang tàn tháp nghìn tỷ trơ xương trên vành đai 3 Hà Nội

Trái ngược với cảnh nhộn nhịp công trường, dự án đi vào hoạt động thì không ít toà nhà trên vành đai 3 đường Phạm Hùng đang bỏ hoang, ngừng thi công nhiều năm liền.

Một km gánh nghìn căn hộ: 'Điểm đen' quá tải mới ở Hà Nội

Một km gánh nghìn căn hộ: 'Điểm đen' quá tải mới ở Hà Nội

Chỉ riêng khu vực cạnh bến xe Mỹ Đình có tới hàng chục dự án với hàng nghìn căn hộ, tình trạng quá tải ở khu vực này là điều không thể tránh khỏi.