Tuy nhiên bên cạnh những tiếng vang đó là những “boom xịt” mà chẳng ai buồn nhắc đến.

Mario Clash (Virtual Boy)

 

Là một trong những cố gắng để thực hiện một cuộc cách mạng của dòng game Mario trên dòng máy Virtual Boy tuy nhiên nó lại trở thành một thất bại thảm hại bởi những hạn chế về công nghệ và đồ họa của Virtual Boy. Có một sự đáng tiếc không hề nhẹ nếu Mario Clash được phát triển trên Super Nintendo hay Nintendo 64 thì có lẽ tựa game này đã thành công hơn hẳn.

Mario Is Missing! (SNES, NES, PC)

 

Với kế hoạch phát triển Mario Is Missing! (SNES, NES, PC) để tấn công vào thị trường phương Tây nhưng thực chất Mario Is Missing vẫn chưa đủ đô để thống trị và gây nên tiếng vang trên thị trường game khó tính này.

Mario's Time Machine (SNES, NES, PC)

 
 

Lấy ý tưởng đa nền tảng như Mario Is Missing nhưng thực sự Mario's Time Machine chẳng mang lại gì ngoài cảm giác nhàm chán. Bên cạnh đó game phát triển người chơi theo lối chơi tìm hiểu lịch sự, đây là lối chơi mà chẳng game thủ nào muốn bỏ thời gian ra chơi cả.

Mario's Early Years! (SNES, PC)

 
 
Thật khó hiểu khi Nintendo lại nghĩ ra ý tưởng thực hiện một tựa game Mario nhắm đến sự giáo dục dành cho trẻ em. Đây có thể là một ý tưởng nhân văn nhưng không phải thông minh để cạnh ranh trên thị trường game.

Mario's Game Gallery (PC)

 

Tựa game với phong cách đồ họa nhàm chán, nhưng cũng gây tranh cãi không ít bởi nội dung lại định hướng cho trẻ em chơi cờ bạc. Dù vậy game quá tệ hại nên cũng chẳng ai muốn quan tâm nhiều tới nó nữa.

Hotel Mario (Philips CD-i)

Lối chơi không phải tệ nhưng có lẽ chỉ thích hợp trên máy snes nhiều hơn khi không tận dụng được hệ điều hành tối ưu mà Philips mang lại. Nên game trở thành một trò cười khi chẳng đạt được doanh số như Nintendo trông đợi.

 

Noah