Buộc phải sống trong một ngôi nhà tối tăm và lạnh lẽo là viễn cảnh u ám với hầu hết mọi người, nhưng với "nàng ma cà rồng" trong đời thực Kerry Thornton thì đây là một sự bắt buộc.


Kerry Thornton sống ở Werribee, Australia buộc phải sống ở nơi tối tăm vì dị ứng ánh sáng. Bị mắc một bệnh gọi là ngứa sần quang hoá - một bệnh dị ứng nghiêm trọng với ánh sáng UV, một chút lộ da dưới ánh mặt trời cũng khiến da của Kerry bị bỏng và phồng giộp.

Người phụ nữ trẻ này đã phải chi hơn 4.000 USD để lắp đặt lá chắn sáng kim loại lên cửa sổ nhà và lắp vô số máy điều hoà không khí để tránh ánh nắng và làm mát da.

Khi buộc phải rời nhà, Kerry phải đội mũ, đeo kính, bôi thuốc chống nắng, quấn băng trên tay suốt thời gian ở bên ngoài nhà vì việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dù chỉ là rất ít cũng khiến da cô nổi sần ngứa ngáy và phồng giộp.

Căn bệnh mà Kerry, 31 tuổi, mắc phải không thể chữa được và nó rất nặng. Chỉ vài phút đi tới chỗ làm mỗi ngày cũng là một thách thức đầy đau đớn với Kerry vì ánh nắng mặt trời vẫn chiếu xuyên qua kính chắn gió ô tô và đủ để gây phản ứng trên da của Kerry.

Thậm chí là ngay cả đi siêu thị cũng là một vấn đề lớn với người phụ nữ này vì tia UV từ ánh đèn tuýp của cửa hàng cũng đủ để gây phản ứng trên da cô.Để tránh bị tổn thương da khi đi siêu thị, Kerry đặt hàng để đồ ăn được đưa tới nhà.


Kerry, làm việc ở khoa bệnh học, cho biết, cô bị mắc bệnh trên 6 năm trước. "Da tôi phản ứng ngay cả khi thời tiết dưới 20 độ và lúc từ cơ quan về nhà vào 6h chiều, tôi vẫn bị bỏng da qua cổ sổ nhỏ xíu. Phản ứng với da cũng là một vấn đề vì vậy tôi không ngủ nhiều...Phần lớn thời gian, tôi tránh ra khỏi nhà. Bạn bè thường nói đùa rằng tôi là một ma cà rồng chính hiệu. Nhiều khi tôi phải đội một chiếc mũ chống nắng rộng vành trong nhà nên có lúc phải hứng chịu những nhận xét ác ý. Tuy nhiên, đó là lối sống của tôi lúc này và tôi phải học cách chấp nhận nó". 

Mới gần đây, khi Australia có 4-5 ngày mùa thu ấm áp, Kerry đã bị phản ứng với ánh nặng nặng tới mức, cô phải vào viện nằm 4 tuần. Tay, mặt và cổ của Kerry bị bỏng nặng tới mức cô không thể di chuyển. Các y tá ở viện mỗi ngày phải quấn người Kerry bằng những chiếc băng ướt và cô buộc phải mặc quần áo ngủ thấm ướt để những vết bỏng bớt đau.

Dù điều kiện sống ngặt nghèo, Kerry vẫn lạc quan và quyết tâm không để bệnh tật huỷ hoại cuộc đời.

Các bác sĩ hiện kê cho Kerry một loại thuốc gây tranh cãi là Phalidamide, thứ thuốc mà Kerry hy vọng sẽ giảm nhẹ tình trạng phồng giộp vì ánh nắng của cô.

Theo truyền thuyết, ma cà rồng là những sinh vật sống thường đi hút máu người, chỉ sống ở những nơi tối tăm và tránh ánh nắng mặt trời. Một đặc điểm nổi bật của ma cà rồng là rất thích máu, vào ban đêm thường xuất hiện dưới hình dạng của một con dơi hoặc một con sói hoặc là một đám mây màu đen bay đến cửa sổ gõ cửa và xin vào. Nếu nạn nhân trong cơn mơ không làm chủ được mình thì sẽ mở cửa và rồi cũng sẽ trở thành một ma cà rồng, đặc biệt những nạn nhân này luôn có mối liên quan mật thiết với ma cà rồng gốc, có nghĩa là có thể cảm nhận và xác định được ma cà rồng gốc ở đâu.
Theo truyền thuyết, mỗi ma cà rồng đều đã từng là một con người; sau khi bị con ma khác tấn công, chết đi rồi trỗi dậy từ nấm mồ để hóa thân thành con quỷ hút máu khủng khiếp. Từ khi thể xác được phục sinh - di hài sống của một người chết - ma cà rồng thường được xem như là bất tử. Chúng cũng có thể biến thành một người bình thường khỏe mạnh và khó mà bị phát hiện giữa những người sống.
Tuy vậy, ma cà rồng vẫn có một số nhược điểm. Chúng có thể bị tiêu diệt bởi cái cọc xuyên tim hay bởi lửa; chúng sẽ chết nếu bị chém đầu và bị phơi ra dưới ánh sáng mặt trời. Chúng rất sợ cây thập tự, nước thánh và củ tỏi. Ma cà rồng không có bóng và có sức mạnh siêu nhân. Hình ảnh ma cà rồng được sáng tạo theo nhiều cách tùy vào sức tưởng tượng của con người.

  • Hoài Linh (Theo DailyMail, Wiki)