Sau một năm mất tích trên truyền thông vì bê bối lụa giả, thông tin ông Hoàng Khải chuyển giao khai thác hai tòa nhà vốn là hai công trình kiến trúc nổi bật của tập đoàn Khaisilk khiến không ít người ngỡ ngàng. Trước đó, chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên về Việt Nam từng thuộc sở hữu của đại gia Khải Silk cũng bị rao bán.

Chưa thoát án bán lụa Tàu: Khaisilk âm thầm bán 2 lâu đài ngàn tỷ

Cắt mác đổi nguồn gốc: Từ vụ KhaiSilk đến nghi vấn Con Cưng

Hai dự án gồm Khách sạn TajmaSago và Nhà hàng Cham Charm đã được chuyển quyền quản lý cho tập đoàn khách sạn quốc tế.

Tajmasago là tòa lâu đài trắng được xây dựng mô phỏng theo lối kiến trúc của vùng Marrakech với màu sắc chủ đạo là trắng - đen. Công trình có tổng vốn đầu tư tới 15 triệu USD với 19 phòng. 

{keywords}
Tòa lâu đài trắng nổi tiếng của ông chủ Khaisilk đã đổi chủ.

Còn tòa nhà Cham Charm được xem như một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của tập đoàn Khaisilk. Cham Charm có diện tích 5.000m2, có thể chứa đến 600 khách.

Việc Khách sạn TajmaSago và Nhà hàng Cham Charm được chuyển quyền quản lý cho tập đoàn khách sạn quốc tế khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Bởi đây vốn là hai công trình kiến trúc nổi bật của tập đoàn Khaisilk, là biểu tượng gắn với một thời huy hoàng của ông Hoàng Khải.

Tuy nhiên, trước khi bán nhà, ông chủ của Tập đoàn Khaisilk, doanh nhân Hoàng Khải, đã từng bán đi chiếc xe ô tô yêu thích của mình.

{keywords}
Chiếc Rolls-Royce Phantom từng thuộc sở hữu của đại gia Khải Silk được chào bán tại Hà Nội.

Hồi tháng 8 vừa qua thông tin chiếc Rolls-Royce Phantom từng thuộc sở hữu của đại gia Khải Silk được một showroom tư nhân tại Hà Nội chào bán cũng gây xôn xao dư luận.

Chiếc Rolls-Royce Phantom màu bạc này chính là chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên được đưa về Việt Nam. Chiếc xe một thời gắn liền với thương hiệu và tên tuổi của doanh nhân Hoàng Khải.

{keywords}
Đây là chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên được đưa về Việt Nam.

Xe được sản xuất vào năm 2006, được đưa về Việt Nam qua một đại lý tư nhân ở TP.HCM năm 2007. Năm đó, sự xuất hiện của mẫu xe siêu sang Anh quốc ở Việt Nam được giới chơi xe ví như "cơn địa chấn".

Để sở hữu xế sang này, được biết, ông Hoàng Khải đã phải bỏ ra số tiền là 1 triệu USD, tương đương 16 tỷ đồng (thời giá năm 2007). Lúc đó, xế sang của ông chủ KhaiSilk cũng được cho là chiếc xe đắt nhất Việt Nam.

Nhưng sau bê bối lụa giả vào cuối năm 2017, chiếc xe Rolls-Royce Phantom siêu sang này đã được doanh nhân Khải Silk bán lại. Sau đó, chiếc xe xuất hiện ở Hà Nội và từng được showroom tư nhân kinh doanh xe đã qua sử dụng rao bán với giá hơn 9 tỷ đồng.

{keywords}
Thời điểm 2007, sự xuất hiện của mẫu xe siêu sang Anh quốc ở Việt Nam được giới chơi xe ví như "cơn địa chấn".

Chiếc xe đã lăn bánh được hơn 50.000 km sau 11 năm sử dụng. Nếu so với giá bán 16 tỷ đồng thời điểm mua mới, chiếc Rolls-Royce Phantom này mất chưa đến một nửa giá trị. 

{keywords}
Doanh nhân Khải Silk và chiếc Rolls-Royce Phantom huyền thoại.

Khải Silk không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là một người chơi xe có tiếng khi sở hữu nhiều mẫu xe sang nhiều tỷ trong bộ sưu tập "xế khủng" của mình. Ngoài chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên được đưa về Việt Nam, ông chủ Tập đoàn KhaiSilk còn là chủ nhân của nhiều chiếc xe sang của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Jaguar XJL, BMW 7 Series, Mercedes-Benz S500, Audi Q7, Range Rover Sport và Mercedes-Maybach S400 4matic,...

{keywords}
Dàn siêu xe trong bộ sưu tập của doanh nhân Khải Silk

Sau những lùm xùm thông tin về việc sử dụng hàng Tàu gắn mác "made in Vietnam" của doanh nhân Khải Silk thì giới mê xe lại đặt sự quan tâm vào "số phận" của bộ sưu tập xe sang của vị doanh nhân này.

Có người cho rằng trong tình huống xấu thì có thể doanh nhân Hoàng Khải sẽ phải bán đi dàn xe của mình để trang trải, xử lý khủng hoảng truyền thông. Song một số người lại lạc quan cho rằng, với khối tài sản khổng lồ cùng nhiều dự án tầm cỡ đã và đang được doanh nhân Khải Silk sở hữu thì thương hiệu lụa của ông dù có chuyện gì xảy ra cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều.

Doanh nhân Hoàng Khải được biết đến là người đã gây dựng nên "đế chế" KhaiSilk. Ông chủ KhaiSilk từng sở hữu khối bất động sản có giá trị hàng triệu USD.

{keywords}
Khải Silk khoe chiếc Mercedes-Maybach S400 4matic mới sắm hồi đầu năm 2017.

Hoàng Khải là chủ một số nhà hàng cao cấp tại TP.HCM như Au Menoir de Khai, Ming Dynasty, Nam Phan; Cham Charm, Trois Pommes; London Steak House, Khai’s Brothers và That’s Café,... Tập đoàn Khải Silk còn sở hữu biệt thự TajmaSago, trung tâm thương mại cao cấp có tên Saigon Paragon thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu với số vốn đầu tư lên tới 35 triệu USD, dự án cao ốc The Khai với tổng vốn đầu tư 19 triệu USD...

Tuy nhiên, vào năm ngoái, KhaiSilk dính vào scandal gian lận "hàng Tàu - nhãn Việt" khiến thương hiệu này rơi vào khủng hoảng, bị người tiêu dùng tẩy chay.

Sau khi dính vụ lừa đảo bán lụa Tàu, doanh nhân Khải Silk một thời nổi danh thương trường và truyền thông khi lớn tiếng rao giảng về đạo đức kinh doanh, đã biến mất bí ẩn.

{keywords}
Doanh nhân Hoàng Khải với một phát ngôn về kinh doanh trước khi dính lùm xùm gian lận "hàng Tàu - nhãn Việt".

Hiện ông Hoàng Khải cũng không còn là người đại diện pháp luật của Khải Silk dù vẫn nắm hầu hết số vốn tại công ty này.

Ngày 14/12/2017, ông Hoàng Khải đã rút khỏi vị trí người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức - doanh nghiệp hạt nhân của hệ thống KhaiSilk.

Đáng chú ý, động thái rút lui khỏi vị trí của ông Khải chỉ diễn ra 3 ngày sau khi bộ Công Thương ban hành kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Khải Đức liên quan đến vụ KhaiSilk bán lụa Tàu gắn mác Việt Nam.

Dù không còn là người đại diện theo pháp luật cho Công ty TNHH Khải Đức nhưng ông Hoàng Khải vẫn là người đứng đầu nhiều đơn vị trực thuộc của công ty này.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Dính 'dớp' Khaisilk, cuối năm gánh 'sao quả tạ' đại gia mất ngàn tỷ

Dính 'dớp' Khaisilk, cuối năm gánh 'sao quả tạ' đại gia mất ngàn tỷ

Hàng loạt các biện pháp đã được đưa ra, từ tâm thư cho tới những lời hứa trăm tỷ nhưng sau cú sốc tin đồn Khaisilk xù nợ ngàn tỷ, đại gia xây dựng Lê Viết Hải vẫn chưa thể cứu được giá cổ phiếu như mong đợi.

Khaisilk 'siêu hạng', lụa không có ‘thành phần lụa’ thì làm bằng gì?

Khaisilk 'siêu hạng', lụa không có ‘thành phần lụa’ thì làm bằng gì?

Bộ Công Thương cho biết sau khi kiểm định, các sản phẩm quảng cáo là “lụa” của Khaisilk làm bằng polyester và polyamide, hoàn toàn không có thành phần lụa.