Trước đó, vào ngày 26/4/2022, Công an phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy tiếp nhận đơn trình báo của anh Nguyễn Văn A. (SN 1997; quê Vĩnh Phúc) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi vay tiền online.

Dính bẫy vay tiền online, người đàn ông bị “bay” 35 triệu đồng  -0
Nhiều người dễ "dính bẫy" với các áp vay tiền online.

Theo đơn trình báo của bị hại, do có nhu cầu vay 70 triệu đồng, anh A. đã tải ứng dụng “Vay tiền VPS CASH” nhưng không rút được tiền. Sau đó, có một người gọi điện cho anh A. giới thiệu là là nhân viên công ty cho vay tiền và yêu cầu anh đóng phí 35 triệu để kích hoạt gói vay tiền. Sau khi chuyển tiền, anh A. vẫn không rút được khoản tiền vay từ ứng dụng trên. Lúc này, anh A. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về việc giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền, giải ngân nhanh trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng. Đa phần đó thường là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí.

Qua vụ việc trên, CATP Hà Nội tiếp tục khuyến cáo người dân cảnh giác trước các loại hình được quảng cáo là vay tiền nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng, mạng xã hội, app vay tiền.

Bằng những lời mời chào vay tiền với thủ tục nhanh gọn, chỉ cần đóng phí bảo lãnh để giải ngân có thể là “bẫy” của các đối tượng lừa đảo. Nếu có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay tiền nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

(Theo Công An Nhân Dân)

Không vay tiền vẫn bị công ty tài chính "khủng bố" điện thoại đòi nợ thì phải làm gì?Cho vay tiêu dùng hiện là hình thức phổ biến hiện nay nhưng nếu người đi vay chậm trả tiền hay không trả các công ty tài chính có thể sẽ gọi điện đòi nợ, doạ nạt cả những người thân xung quanh.