Các cuộc khảo sát cho thấy có nhiều DN vẫn ngại ứng dụng công nghệ “đám mây” vì cho rằng phải đầu tư lớn, cần nhiều nhân sự. Các giải pháp công nghệ thông tin trọn gói được các DN công nghệ đưa ra đã phá bỏ rào cản này.

Nhu cầu sử dụng “đám mây” của DN

Ứng dụng công nghệ đám mây đang trở thành một xu hướng của các DN trên toàn cầu. Thế nhưng, tại Việt Nam, có khá nhiều DN vẫn còn hoài nghi đối với điện toán đám mây.

Các chuyên gia cho rằng, nhiều DN nhỏ đã bắt đầu công việc kinh doanh của họ trong điện toán đám mây nhưng không hề để ý đến điều đó. Khi bắt đầu việc kinh doanh, họ mua máy tính, có thể là tạo một địa chỉ thư điện tử, tạo một trang web, nhưng phần lớn DN nhỏ không có máy chủ. Vậy khi việc kinh doanh phát triển, họ có yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải mua máy chủ chuyên dụng để chạy máy chủ thư điện tử, thậm chí máy chủ web của DN.

Thực tế, không ít DN đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc đầu tư hệ thống máy chủ riêng và những phần mềm quản lý nội bộ. Mức chi phí đầu tư ban đầu quá lớn dành cho những ứng dụng văn phòng sẽ trở thành một trong những vấn đề nan giải, vì gây ảnh hưởng đến dòng tiền của DN. Vì vậy DN nhỏ vừa mới kinh doanh bắt đầu trong điện toán đám mây và khi công việc kinh doanh được mở rộng hơn thì DN luôn cần đến các ứng dụng có tính đồng bộ dữ liệu cao với các thiết bị, quản trị hệ thống thư điện tử hiệu quả và khả năng làm việc nhóm lớn, lúc đó đòi hỏi DN phải tìm kiếm giải pháp công nghệ tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, giải pháp này phải chi phí đầu tư hợp lý, đảm bảo tính bảo mật, có thể đảm bảo làm việc ở mọi nơi và việc quản trị dễ dàng.

{keywords}

Theo một khảo sát mới đây của Vmware khảo sát với trên 64 nhà quản lý CNTT và lãnh đạo DN tại Việt Nam thì có tới 52% DN Việt Nam mong muốn áp dụng điện toán đám mây vào hạ tầng công nghệ thông tin. Có tới 87% DN tham gia khảo sát cho biết họ tin tưởng vào vai trò của điện toán đám mây trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo. 44% DN Việt được khảo sát cảm thấy chi phí vẫn luôn là một trong những rào cản hàng đầu khi muốn ứng dụng công nghệ.

Theo chỉ số NWOW (New way of Work - làm việc theo phương thức mới) vừa được Microsoft công bố, có tới 59% nhân sự trong các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam cho biết họ không được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ để phù hợp với phương thức hiện đại, có thể làm việc mọi lúc mọi nơi. Điều này cho thấy, khả năng tiếp cận đến dịch vụ điện toán đám mây của các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

DN dùng “đám mây khó hay dễ”?

Mới đây, Microsoft Việt Nam và CMC Telecom đã ký kết biên bản ghi nhớ xác nhận việc CMC Telecom trở thành đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cấp I của Microsoft tại Việt Nam. Theo biên bản này, toàn bộ dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft sẽ được CMC Telecom trực tiếp phân phối và cung cấp tại thị trường Việt Nam cho khách hàng DN trong và ngoài nước.

{keywords}

Ông Ngô Trọng Hiếu - Tổng giám đốc CMC Telecom cho biết, hiện tại Việt Nam có rất nhiều DN quy mô chỉ có 30- 50 người. Nếu bỏ tiền thiết lập hệ thống CNTT sẽ mất chi phí rất lớn. Thế nhưng, hầu hết các DN Việt Nam có 2 nhu cầu chính là email và chia sẻ dữ liệu lớn. Thế nhưng, các DN này thường xuyên phải đối mặt với việc gửi email không được vì dung lượng lớn. Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật cùa DN cũng hết sức cần thiết khi mà nguy cơ chia sẻ dữ liệu trên các dịch vụ như drop box có thể làm lộ bí mật của DN. Khi đó CMC Telecom với vai trò là nhà cung cấp hạ tầng mạnh với đường truyền tốc độ cao và Microsoft đưa ra các giải pháp, dịch vụ CNTT hoàn chỉnh cho khách hàng DN với dịch vụ Office 365. Việc kết hợp này có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ CNTT cho DN vừa và nhỏ.

Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, Office 365 là bộ dịch vụ điện thoái đám mây cho các DN trải nghiệm các dịch vụ CNTT cao cấp. Microsoft Office 365 tích hợp đầy đủ từ trọn bộ Office Pro Plus; Exchange Online (dịch vụ quản lý thông tin cá nhân/tin nhắn lưu trữ trên đám mây); Skype for Business (ứng dụng họp trực tuyến), Sharepoint Online (Portal online nội bộ cho DN), OneDrive for Business (hệ thống lưu trữ trực tuyến), Yammer (mạng xã hội riêng cho DN), Sway (trình bày, tạo slide trình chiếu, share slide nhanh chóng); Video với hệ thống chia sẻ chuyên nghiệp và Thư ký ảo Delve.

Giải pháp Microsoft có thể giúp DN vừa và nhỏ hợp tác năng suất mọi nơi với những trải nghiệm quen thuộc trên máy tính, tablet, thiết bị di động. Ví dụ, với Office 365 có thể sử dụng toàn bộ thiết bị hiện có trên môi trường làm việc hiện đại với những dịch vụ luôn được cập nhật để hoàn thiện công việc.

Ông Trí cho rằng, nếu mỗi DN vừa và nhỏ triển khai dịch vụ này phải mất vài tháng xây dựng hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực. Thế nhưng, với dịch vụ Office 365 thì hầu hết các DN đều có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ CNTT để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN mình.

Thúy Ngà