Big data1.jpg
Việc phân tích dữ liệu lớn từ các mạng xã hội giúp doanh nghiệp viễn thông đánh giá thái độ khách hàng, qua đó bảo vệ, cải thiện hình ảnh và danh tiếng thương hiệu. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

>> Tối đa hóa giá trị kinh doanh từ dữliệu lớn / Nhiều DN đang tìm cách biến dữ liệu lớn thành lợi thế kinh doanh / Aptechsẽ đẩy mạnh đào tạo về dữ liệu lớn / Huawei: Xu thế dữ liệu lớn và làn sóng mớicủa xã hội Số

Theo Giám đốc Namit Sinha,hiện các nhà mạng vẫn đangtrì hoãn ra mắt dịch vụ mạng 4G để tập trung phục vụ các thuê bao sử dụng mạng3G. Dữ liệu lớn được xem như công cụ hữu hiệu để các nhà mạng đáp ứng nhu cầu củangười dùng vốn đang thay đổi nhanh chóng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh giànhkhách hàng.

Việc phân tích dữ liệu lớn từ các nguồn như mạngxã hội có thể hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông đánh giá được thái độ củakhách hàng để xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả và bảo vệ, cải thiện hìnhảnh, danh tiếng thương hiệu.

"Khách hàng thường bắt đầu tìm hiểu về mộtsản phẩm hoặc một dịch vụ viễn thông cụ thể trên website, sau đó gọi tới trungtâm khách hàng để hỏi thêm thông tin, và cuối cùng tiến hành mua hàng hóa, dịchvụ tại một cửa hàng bán lẻ. Thông qua việc phân tích dữ liệu về khách hàng ởcác cấp độ tương tác khác nhau (gồm có điện thoại, website, trung tâm chăm sóckhách hàng, nhà cung ứng, đại lý bán buôn, cửa hàng bán lẻ), doanh nghiệp viễnthông có thể xác định xem dịch vụ của mình đã làm hài lòng khách hàng hay chưavà liệu khách hàng sẽ trở thành người tuyên truyền tích cực hay là người phản đốithương hiệu", Namit Sinha phân tích.

Ở một cấp độ cao hơn, với một bộ dữ liệu chitiết về khách hàng trong từng ngữ cảnh, các nhà mạng có thể giới thiệu các sảnphẩm và dịch vụ tùy thuộc vào bối cảnh của từng mối tương tác và lịch sử truy cậptrước đó (thông qua các kênh khác nhau bao gồm website, điện thoại di động,trung tâm cuộc gọi, cửa hàng bán lẻ, quầy lưu động,…) để nắm được mong muốn củakhách hàng về cách thức và địa điểm họ muốn tương tác với nhà cung cấp dịch vụ.Phản hồi của khách hàng được thu thập và phân tích trong thời gian thực, quađó, nhà mạng có thể nhanh chóng xác định phân khúc thị trường mục tiêu, giảmthiểu chi phí quảng cáo và tiếp thị.

"Trong bối cảnh các nhà mạng đang cung ứnggiới hạn gói dữ liệu theo từng mức giá khác nhau, việc phân tích dữ liệu lớn sẽsớm phát hiện các đặc trưng trong hành vi của khách hàng để kịp thời ban hànhchính sách sử dụng dành riêng phù hợp cho từng loại đối tượng, gia tăng mức độthỏa mãn cho khách hàng và cho phép tối đa hóa doanh thu", NamitSinha chia sẻ thêm.

Báo cáo về ngành viễn thông Việt Nam trong quý II/2013 được đưa ra bởi Business Monitor International (BMI) cho thấy phân khúc di động đã tăng trưởng 4% trong quý  I/2013, còn phân khúc băng thông rộng đang duy trì đà phát triển mạnh, dự kiến sẽ đạt tổng số 5,4 triệu thuê bao băng thông rộng vào cuối năm 2017.