Không quá lạc quan nhưng cũng không đến mức bi quan, không quá kỳ vọng vào gói “cứu trợ” của Chính phủ nhưng cũng rất phấn khởi vì được khích lệ. Sau thời gian nằm im nghe ngóng, đây chính là thời điểm các doannh nhân phải tính táo để xoay chuyển tình thế.

Các tin liên quan

‘Ham xác chết’, đại gia sa lầy thâu tóm DN

Đại gia ngân hàng thâu tóm DN để trừ nợ

Chính trị gia Mỹ và khát vọng toàn cầu hóa DN Việt

Chịu đau cắt bỏ

Giám đốc một DN chế biến thực phẩm cho biết, công việc được ông và ban lãnh đạo tập trung nhất lúc này là xem lại mô hình kinh doanh, rà soát mọi khâu để cắt giảm chi phí. Những mảng không có lời, không hiệu quả thì cắt bỏ.

Vị giám đốc này chia sẻ, mười mấy năm làm chế biến thực phẩm, chưa năm nào, công ty của ông lại khó khăn như thời gian qua và điều chỉnh là tất yếu. Không chỉ là cắt giảm chi phí, nhiều công ty đã tự thu hẹp lại quy mô sản xuất kinh doanh của mình.

Ông Nguyễn Công Hùng, đại diện một DN kinh doanh thiết bị phụ tùng, hơn một năm qua, thị trường ô tô quá ảm đảm, chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô thắt chặt cho nên DN đã bỏ hẳn mảng kinh doanh này. Trong năm nay, phải nghe ngóng tình hình có biến chuyển tích cực thì mới tiếp tục khôi phục lại”, ông Hùng nói.

{keywords}

“Năm 2013 có thể còn khắc nghiệt hơn năm 2013. Vì thế, chúng tôi sẽ kiên trì thực hiện chiến lược khá thành công ở năm 2012: khai thác nguồn hàng giá rẻ, tiết kiệm chi phí, chấp nhận lãi thấp để đấy doanh số bán hàng”, ông Hùng cho hay.

Trong khi đó, đối với các DN kinh doanh thép, đây là thời điểm “thu dọn” lại toàn bộ chiến trường kinh doanh. Nguyên tắc tối ưu được đặt ra là “cái gì có lãi, có hiệu quả thì mới duy trì, cái gì không có hiệu quả thì phải quét sạch, sắp xếp lại”.

Thời gian qua, không ít DN thép và xây lắp vừa qua lao đao theo BĐS, rất đình trệ. Ông Nguyễn Quang, Giám đốc một công ty thép cho biết, từ cuối năm 2012, đơn vị này đã bán toàn bộ nhà xưởng, máy móc sản xuất thép ống cho 4 đối tác Nhật và chỉ giữ lại 24% cổ phần trong liên doanh mới này.

“Khi hợp tác như vậy, chúng tôi không chuyên sâu về thép nữa. Với lĩnh vực cơ khí, xây lắp, năm qua ốm yếu nên giờ chúng tôi cũng buộc phải bỏ hẳn. Năm mới, công ty sẽ đẩy mạnh chủ lực phần còn lại là công nghiệp phụ trợ”, ông Quang nói

Tự đứng lên

Một điểm chú ý là trong kế của mình, các DN Việt rất độc lập với các gọi cứu trợ gia, giảm, giãn, hoãn, miễn thuế của Chính phủ.

Ông chủ DN thực phẩm cho biết, : “Thêm một đồng đối với DN lúc này là quý. Nhưng bản chất vấn đề là Ngân sách đang eo hẹp, Nhà nước lấy đâu ra tiền để hỗ trợ DN? Chưa kể, gói cứu trợ muốn phát huy tác dụng tới DN thì cũng phải chờ độ trễ đến quý IV. Cho nên, năm 2013, doanh nghiệp buộc phải tự lực, có cách đi riêng phù hợp với mình”.

Ngay cả với công ty có quy mô nhỏ hơn, các giải pháp về thuế cũng không có sức hấp dẫn lắm. Ông Hùng khẳng định, gói cứu trợ sẽ có tác động tới công ty không nhiều. Gia hạn tức là nợ thuế nhưng công ty không muốn nợ thuế. Tuy nhiên, việc miễn, giảm, hoãn thì các công ty khác sẽ có thêm nguồn tiền mặt. Nền kinh tế chung sẽ được hưởng lợi.

{keywords}

Ông Quang nói, chúng tôi không hào hứng lắm với giải cứu của Chính phủ, mặc dù gia, giảm, giãn hoãn thuế thì với DN, được đồng nào, hay đồng ấy.

Xâu chuỗi lại câu chuyện của nhiều công ty, một chuyên gia tư vấn độc lập về quản trị doanh nghiệp cho biết: “Nhiều DN không dựa dẫm vào chính sách “cứu trợ” của Chính phủ! Ngược lại, những DN này rất chủ động lập kế hoạch kinh doanh theo chiến lược riêng, gắn với đặc thù của ngành mình và sẵn sàng ứng phó với những khả năng môi trường kinh doanh có thể xấu đi”.

Hầu hết, đó là những công ty tư nhân, hoặc là DNNN sau cổ phần hóa, rất trung thành với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình. Trước bong bóng bất động sản, chứng khoán… họ cực kỳ tỉnh táo, không hề liều lĩnh lấn sân, không bị lòng tham “siêu lợi nhuận” cám rỗ. Chính vì sự kiểm soát tốt trong chiến lược đầu tư, những DN này vẫn kinh doanh có hiệu quả!”

“Theo nguyên tắc tự nhiên, con hổ không phải đã là khỏe hơn con nai. Vấn đề là con nào sẽ chạy khỏe, chạy nhanh hơn. Nếu con nai chạy khỏe và nhanh hơn thì con hổ chết đói, còn nếu chạy chậm thì con hổ ăn thịt. Ao đục thì cá dễ sống nhưng ra đại dương lớn, nước trong thì còn có cá mập rình rập. Nói vậy để thấy, năm 2013, cốt lõi là chuyện DN sẽ vận động thế nào? Kinh doanh thành hay bại, đơn giản là phụ thuộc vào chất lượng, năng lực quản trị của chính DN đó”, vị chuyên gia nói.

Phạm Huyền