Theo Paper, bà Li (45 tuổi, Nam Kinh, Trung Quốc) là một trong những khách hàng khá am hiểu về chính sách bảo hiểm du lịch. Lợi dụng chính sách này, bà chuyên đặt các chuyến bay có nguy cơ hoãn hoặc hủy cao. Sau đó, bà mua cùng một lúc nhiều công ty bảo hiểm.

Để tránh bị phát hiện, bà mua bảo hiểm của nhiều công ty khác nhau. Đối với một chuyến bay bà có thể kiếm được một khoản tiền đền bù không nhỏ.

Khi chuyến bay không thực hiện được theo đúng lộ trình, bà gửi yêu cầu bồi thường. Đối với các chuyến bay theo đúng lịch trình, bà sẽ tìm cách hoàn tiền để không bị mất chi phí.

{keywords}
Đút túi hơn 9 tỷ nhờ hãng bay hoãn hủy chuyến

Tính từ năm 2015 đến 2019, bà Li đã đặt hàng trăm vé máy bay nhưng không thực hiện một chuyến nào. Tổng số tiền bà được các hãng bảo hiểm bồi thường lên tới 420.000 USD. Thậm chí, có chuyến bay được hãng bảo hiểm bồi thường đến hơn 14.000 USD.

Để tránh sự chú ý, bà còn sử dụng tên của nhiều người khác như bạn bè, người thân để đặt vé. Tuy nhiên, sau đó bà đã bị cơ quan chức năng phát hiện. Chỉ trong 4 năm, có khoảng 20 người liên tục nhận được tiền đền bù. Điều này khiến họ nghi ngờ và điều tra.

Các công ty bảo hiểm đã phải thay đổi chính sách để tránh tạo kẽ hở cho hành khách trục lợi như trường hợp của bà Li. Nhiều hãng bảo hiểm du lịch đã thêm vào điều khoản: từ chối bồi thường nếu xác minh được khách hàng tại thời điểm mua bảo hiểm đã biết hoặc suy đoán được các chuyến bay có thể bị trì hoãn. Một số công ty khác thì thêm vào điều khoản chỉ bồi thường nếu hành khách thực sự có mặt trên chuyến bay bị hoãn, hủy đó.

Bảo Anh