{keywords}
 

Yuste cho biết, con chuột đã được huấn luyện để liếm vòi nước mỗi khi nó nhìn thấy hai thanh dọc và các nhà nghiên cứu có thể kích động nó uống ngay cả khi không có thanh dọc nào trong tầm nhìn.

Ông nói với Thomson Reuters Foundation trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi có thể làm cho con vật nhìn thấy thứ không có thật, như thể nó là một con rối. Nếu chúng ta có thể làm điều này với một con vật ở thời điểm hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể làm điều đó với con người trong tương lai gần”.

Sau phát hiện của nhóm, ông đã phát động sáng kiến NeuroRights, ủng hộ năm “não quyền” bảo vệ cách dữ liệu não của một người được truy cập và sử dụng, bao gồm quyền riêng tư về tinh thần và tự do ý chí. “Hiện tại, lĩnh vực này như một miền Tây hoang dã”, Yuste nói.

Tại Chile, thành viên thượng viện Guido Girardi đang thúc đẩy việc chuyển các nguyên tắc đó thành luật, với một dự luật sẽ bảo vệ tính pháp lý cho các não quyền và một cải cách bổ sung cho hiến pháp của đất nước.

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ban hành hướng dẫn công nghệ thần kinh của riêng mình.

Theo Marcello Ienca, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Chính sách và Đạo đức Y tế của ETH Zurich, người làm việc trong dự án của OECD, lưu ý: “Thông thường mọi người chỉ bắt đầu nói về đạo đức và các quy định sau một vụ bê bối lớn, nhưng với công nghệ thần kinh, tôi hy vọng chúng ta có thể giải quyết những câu hỏi này trước khi có 1 vụ bê bối diễn ra”.

Những tiến bộ trong khoa học não bộ như tiến bộ của nhóm Yuste đã khiến việc thâm nhập vào não bằng cách sử dụng các thiết bị cảm biến và cấy ghép hay tiếp cận vào một số mức độ hoạt động thần kinh trở nên khả thi.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt quy trình kích thích não sâu – bằng cách cấy điện cực vào não - để điều trị một loạt các rối loạn từ bệnh Parkinson đến động kinh.

Và các công ty công nghệ lớn, từ Facebook đến Tesla, đang nghiên cứu giao diện “não máy tính” để cho phép người tiêu dùng điều khiển thiết bị bằng suy nghĩ của họ, trong khi một số công ty nhỏ hơn bán thiết bị đeo để theo dõi hoạt động của não bộ.

Karen Rommelfanger, nhà thần kinh học tại Đại học Emory ở Atlanta cảnh giác với động thái pháp luật quá nhanh về công nghệ não, điều mà cô nghĩ có thể kìm hãm sự đổi mới.

Cô đưa ra lời khuyên rằng nên tham gia trực tiếp với các công ty khởi nghiệp làm việc trên các thiết bị thương mại, khuyến khích họ phát triển các sản phẩm có ý thức về quyền riêng tư và đạo đức.

Tim Brown, một chuyên gia về đạo đức thần kinh tại Đại học Washington, cho biết dữ liệu hiện đang được thu thập không đủ mạnh để làm điều đó. Rất nhiều dữ liệu não bộ về cơ bản là tiếng ồn.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các nhà khoa học đang nghiên cứu các thuật toán để giải mã và phân tích dữ liệu thu thập được từ điện não đồ và chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), với hy vọng xây dựng các mô hình máy tính có thể giải thích trạng thái tinh thần của một cá nhân.

Brown cảnh báo rằng, điều đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với quyền riêng tư trong những năm tới, khi các công ty liên kết hành vi trên mạng xã hội của người dùng với hình ảnh não bộ của họ trong thời gian thực để tạo ra quảng cáo hoặc các thông điệp khác.

Trong nghiên cứu của mình, ông cảnh báo về khả năng xảy ra “các can thiệp thần kinh bắt buộc”, khi các tổ chức như trường học hoặc nhà tù có thể triển khai công nghệ thần kinh để đánh giá trạng thái tâm thần.

(Theo giaoducthoidai)

Khoa học vừa kết nối được bộ não với máy tính

Khoa học vừa kết nối được bộ não với máy tính

Nghiên cứu tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng đã trở thành sự thật. Con người có thể điều khiển máy tính chỉ qua suy nghĩ ngay từ lúc này.