- Tiến sỹ Ngô Quang Toàn, Tổng hội địa chất Việt Nam khuyên người dân bình tĩnh trước hiện tượng động đất kích thích đang xảy ra tại Bắc Trà My.
>>Cần có ngay kịch bản di dân khỏi vùng động đất
>>Hai ngày, 7 trận động đất tấn công Bắc Trà My
>>Trà My động đất lớn nhất từ trước đến nay
>>Chuyên gia thế giới sẽ đánh giá động đất Sông Tranh 2
>>Động đất liên tục, dân bỏ làng vào rừng
>>Hai ngày, 7 trận động đất tấn công Bắc Trà My
>>Trà My động đất lớn nhất từ trước đến nay
>>Chuyên gia thế giới sẽ đánh giá động đất Sông Tranh 2
>>Động đất liên tục, dân bỏ làng vào rừng
Thời gian qua, liên tục xảy ra những trận dư chấn tại hồ tích nước thủy điện
sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến người dân lo ngại. Rất
nhiều người dân tại các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Dóc… (huyện Bắc Trà My) luôn trong tư thế sẵn sàng di dời chỗ ở vì lo sợ động đất mạnh sẽ ảnh hưởng
tới đời sống và tính mạng.
Tiến sỹ Ngô Quang Toàn, Tổng hội Địa chất Việt Nam đưa ra quan điểm cá nhân:
đây là một hiện tượng vật lý bình thường, đã được đưa vào lý thuyết và không
đáng lo ngại.
Theo Tiến sỹ Toàn, hiện tượng động đất kích thích xảy ra tại các khu vực khi có một trọng lượng mới tác động lên bề mặt. Lớp đất đá phía dưới có những khoảng ngăn cách bị trọng lượng mới này nén lên nên xảy ra hiện tượng co - giãn.
Theo Tiến sỹ Toàn, hiện tượng động đất kích thích xảy ra tại các khu vực khi có một trọng lượng mới tác động lên bề mặt. Lớp đất đá phía dưới có những khoảng ngăn cách bị trọng lượng mới này nén lên nên xảy ra hiện tượng co - giãn.
Người dân Bắc Trà My lo lắng vì những đợt rung chấn liên tiếp xuất hiện trong thời gian qua. Ảnh. Vũ Trung |
Ngoài tên gọi “động đất kích thích”, Tiến sỹ Toàn cho biết, người ta còn gọi đó
là “hội ứng thùng sắt tây”: đây là hội ứng khi đổ đầy nước vào trong thùng, nước làm phình xung quanh thành thùng tạo nên những tiếng "oạp". Đây cũng là nguyên lý đang xảy ra tại hồ tích nước thủy
điện sông Tranh 2.
“Lớp đất đá phía dưới lòng hồ có khoảng cách với nhau. Nước được tích tại đây luồn lách vào các khoảng rãnh đó, tạo nên sự va chạm giữa các lớp đất đá. Hiện tượng này kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tác động của khối lượng nước lên bề mặt đất đá.
Chừng nào bề mặt đất đá đó tự ổn định ở một trạng thái mới thì sẽ không còn xảy ra những tiếng nổ hay dư chấn như vừa qua” – ông Toàn nói.
“Lớp đất đá phía dưới lòng hồ có khoảng cách với nhau. Nước được tích tại đây luồn lách vào các khoảng rãnh đó, tạo nên sự va chạm giữa các lớp đất đá. Hiện tượng này kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tác động của khối lượng nước lên bề mặt đất đá.
Chừng nào bề mặt đất đá đó tự ổn định ở một trạng thái mới thì sẽ không còn xảy ra những tiếng nổ hay dư chấn như vừa qua” – ông Toàn nói.
Tiến sỹ Ngô Quang Toàn cho biết, hiện tượng này đã từng xảy ra tại các hồ tích
nước của thủy điện Hòa Bình, Sơn La… “Trên thế giới, hiện tượng này cũng đã phổ
biến. Ngành thủy điện trên thế giới đã đưa hiện tượng này vào lý thuyết.”.
“Người dân nên bình tĩnh, không nên hoảng loạn. Động đất kích thích tại Bắc Trà
My vẫn ở độ 3, độ 4 – mức độ trong phạm vi cho phép. Nó gây ra những tiếng nổ,
thậm chí có thể gây nứt nhà… nhưng đó là hiện tượng bình thường.
Nó sẽ chấm dứt khi đáy hồ ổn định. Đơn vị thi công kém trong việc xây dựng đập tràn để xảy ra rò rỉ nên người dân nhìn vào đó thì thấy lo ngại, chứ không nên lo lặng thái quá về rung chấn kích thích như trên” – Tiến sỹ Ngô Quang Toàn khẳng định.
Kiên Trung