1. Dòng sông nào có cả 3 nhà máy thủy điện lớn?

  • Sông Đồng Nai
  • Sông Nho Quế
  • Sông Đà
  • Sông Hậu
Chính xác

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng. Ba nhà máy thủy điện trên dòng sông Đà gồm Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu có tổng công suất 6.000MW, là chuỗi nhà máy trên một dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và đóng góp 30% sản lượng điện quốc gia.

2. Công trình thủy điện nào được xây dựng sớm nhất trên sông này?

  • Bản Chát
  • Hòa Bình
  • Lai Châu
  • Sơn La
Chính xác

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thủy điện Hòa Bình là công trình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng năm 1979. Sau gần 15 năm xây dựng, đến năm 1994, công trình đã hoàn thành với 8 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 1.920MW. Trước năm 2010, khi chưa có các thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, thủy điện Hòa Bình là nguồn điện có công suất lắp đặt lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

3. Dòng sông này bắt đầu chảy vào Việt Nam từ tỉnh nào?

  • Lai Châu
  • Điện Biên
  • Sơn La
  • Hòa Bình
Chính xác

Sông Đà bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Bảo thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Đà với lãnh thổ Việt Nam ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Sông Đà chảy từ Lai Châu qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.

4. Con sông này còn có tên gọi khác là gì?

  • Sông Gâm
  • Sông Lô
  • Sông Chũ
  • Sông Bờ
Chính xác

Sông Đà còn có tên gọi khác là sông Bờ hay Đà Giang, có diện tích lưu vực lên tới 52.900km2. Đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam của sông Đà dài khoảng 527km (có tài liệu ghi là 543km).

5. Cây cầu nào không bắc qua sông Đà?

  • Cầu Nậm Khao
  • Cầu Pá Uôn
  • Cầu Mễ Sở
  • Cầu Vạn Bú
Chính xác

Nậm Khao, Pá Uôn, Vạn Bú đều là những cây cầu bắc qua sông Đà. Trong đó, cầu Pá Uôn thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 70km lập kỷ lục cầu có trụ cao nhất Việt Nam