Các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố đã khám phá được bí mật của sự trường sinh bất lão trong một nghiên cứu được đánh giá có thể mở đường cho việc ra đời một loại "tiên dược" giúp con người duy trì sự thanh xuân mãi mãi.
Nghiên cứu mang tính đột phá về việc chống lão hoá do tiến sĩ Ronald DePinho và các cộng sự của ông tại Viện ung thư Dana-Farber ở Boston (Mỹ) tiến hành. Toàn bộ nội dung của nghiên cứu này sẽ được đăng tải trên số phát hành sắp tới của tạp chí uy tín Nature.
Tờ Daily Mail đưa tin, lần đầu tiên trên thế giới, nhóm của ông DePinho đã phần nào đảo ngược được các tác động của sự lão hoá đối với động vật thông qua những thử nghiệm trên loài chuột.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển được những con chuột mang gen chứa enzym telomerase có thể kiểm soát được. Telomerase là một enzym giúp duy trì telomere - "mũ bảo vệ" trên đầu của các nhiễm sắc thể. Khi con người già đi, lượng telomerase giảm, kéo theo quá trình thoái hoá liên tục và co ngắn của các đoạn telomere. Điều này dẫn đến sự suy giảm về thể chất và tinh thần, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
Việc tạo ra các con chuột có lượng enzym telomerase kiểm soát được đã giúp các nhà khoa học cho ra đời những con chuột lão hóa sớm. Nó cũng cho phép nhóm nghiên cứu xác định rằng, việc tái kích hoạt lượng telomerase ở những con chuột thí nghiệm có thể khôi phục lại các đoạn telomere và làm giảm các dấu hiệu cũng như triệu chứng của tuổi già.
Trước khi điều trị, da, não, ruột và các cơ quan khác của những con vật gặm nhấm tham gia thí nghiệm tương tự như của một người 80 tuổi. Chỉ trong vòng hai tháng được cho sử dụng một loại thuốc tăng lượng enzym telomerase, các sinh vật này đã phát triển nhiều tế bào mới đến mức gần như hoàn toàn "cải lão hoàn đồng". Đáng chú ý là, những con chuột đực từng ở tình trạng "vô sinh" đã trở thành cha của những lứa gặm nhấm đông đúc mới.
Ngoài ra, các con chuột tham gia thí nghiệm không cho thấy những dấu hiệu của bệnh ung thư. Điều này rất được quan tâm vì các tế bào ung thư có thể sử dụng telomerase để biến chúng thành bất tử. Các nhà nghiên cứu ghi nhận, đây là một lĩnh vực quan trọng cho nghiên cứu trong tương lai.
"Vào năm 2025, chúng ta sẽ có khoảng 1,2 tỉ người trên 60 tuổi. Đây là lứa tuổi bạn bắt đầu phải chứng kiến các căn bệnh ung thư, Alzheimer và tim mạch. Đó sẽ là một gánh nặng vô cùng lớn đối với xã hội ... Đây là lần đầu tiên, việc lão hoá bị đảo ngược. Nó cho thấy, các cơ quan bị lão hoá có thể hồi phục", ông DePinho tuyên bố.
Tác giả chính của dự án nghiên cứu bày tỏ thêm rằng, bước đột phá mới cũng đồng nghĩa với việc có thể chế tạo thành công một loại thuốc giúp ngừng hoặc làm chậm lại quá trình lão hoá và thậm chí giúp con người "cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử".
Theo trang HealthDay News, dù đánh giá cao nghiên cứu của nhóm DePinho, tiến sĩ Steven Artandi - một chuyên gia về telomere tại Đại học Stanford (Mỹ) nhận định, ít nhất phải hơn 10 năm nữa may ra con người mới có thể sản xuất được một loại "tiên dược" như vậy.
Telomerase là một enzym giúp duy trì telomere - "mũ bảo vệ" trên đầu của các nhiễm sắc thể. Giảm lượng telomerase kéo theo quá trình thoái hoá liên tục và co ngắn của các đoạn telomere, dẫn đến sự lão hoá. Ảnh: Science News. |
Tờ Daily Mail đưa tin, lần đầu tiên trên thế giới, nhóm của ông DePinho đã phần nào đảo ngược được các tác động của sự lão hoá đối với động vật thông qua những thử nghiệm trên loài chuột.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển được những con chuột mang gen chứa enzym telomerase có thể kiểm soát được. Telomerase là một enzym giúp duy trì telomere - "mũ bảo vệ" trên đầu của các nhiễm sắc thể. Khi con người già đi, lượng telomerase giảm, kéo theo quá trình thoái hoá liên tục và co ngắn của các đoạn telomere. Điều này dẫn đến sự suy giảm về thể chất và tinh thần, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
Việc tạo ra các con chuột có lượng enzym telomerase kiểm soát được đã giúp các nhà khoa học cho ra đời những con chuột lão hóa sớm. Nó cũng cho phép nhóm nghiên cứu xác định rằng, việc tái kích hoạt lượng telomerase ở những con chuột thí nghiệm có thể khôi phục lại các đoạn telomere và làm giảm các dấu hiệu cũng như triệu chứng của tuổi già.
Trước khi điều trị, da, não, ruột và các cơ quan khác của những con vật gặm nhấm tham gia thí nghiệm tương tự như của một người 80 tuổi. Chỉ trong vòng hai tháng được cho sử dụng một loại thuốc tăng lượng enzym telomerase, các sinh vật này đã phát triển nhiều tế bào mới đến mức gần như hoàn toàn "cải lão hoàn đồng". Đáng chú ý là, những con chuột đực từng ở tình trạng "vô sinh" đã trở thành cha của những lứa gặm nhấm đông đúc mới.
Ngoài ra, các con chuột tham gia thí nghiệm không cho thấy những dấu hiệu của bệnh ung thư. Điều này rất được quan tâm vì các tế bào ung thư có thể sử dụng telomerase để biến chúng thành bất tử. Các nhà nghiên cứu ghi nhận, đây là một lĩnh vực quan trọng cho nghiên cứu trong tương lai.
"Vào năm 2025, chúng ta sẽ có khoảng 1,2 tỉ người trên 60 tuổi. Đây là lứa tuổi bạn bắt đầu phải chứng kiến các căn bệnh ung thư, Alzheimer và tim mạch. Đó sẽ là một gánh nặng vô cùng lớn đối với xã hội ... Đây là lần đầu tiên, việc lão hoá bị đảo ngược. Nó cho thấy, các cơ quan bị lão hoá có thể hồi phục", ông DePinho tuyên bố.
Tác giả chính của dự án nghiên cứu bày tỏ thêm rằng, bước đột phá mới cũng đồng nghĩa với việc có thể chế tạo thành công một loại thuốc giúp ngừng hoặc làm chậm lại quá trình lão hoá và thậm chí giúp con người "cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử".
Theo trang HealthDay News, dù đánh giá cao nghiên cứu của nhóm DePinho, tiến sĩ Steven Artandi - một chuyên gia về telomere tại Đại học Stanford (Mỹ) nhận định, ít nhất phải hơn 10 năm nữa may ra con người mới có thể sản xuất được một loại "tiên dược" như vậy.
- Thanh Bình