Việc một game đấu bị đem ra “mổ xẻ” hoặc một player bị điều tra do nghi ngờ bán độ ở các giải Tier-2 hoặc 3 trong giới Dota 2 không còn lạ lẫm nữa.

Dù vậy, mọi thứ đang trở nên trầm trọng hơn khi mới đây Liquidpedia đã phải thay đổi một số chính sách có khả năng trợ giúp gián tiếp hoạt động dàn xếp tỉ số.

Trong một cuộc phỏng vấn với bình luận viên Andrew “Zyori” Campbell trong podcast Zyori Plus One, David “GoDz” Parker, caster người Australi kiêm đồng sáng lập Beyond the Summit (BTS), nói rằng vấn đề này vẫn chưa được làm rõ ở nhiều khía cạnh.

Chấn dung GoDz

Là một người thường xuyên đăng cai tổ chức các giải đấu Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á, GoDz cho biết anh đã nghe được không ít trường hợp các teams và games đấu bị xem xét lại do bị tình nghi dàn xếp tỉ số. Nhiều teams trong số đó đã từng bị BTS cấm do hành vi phi thể thao.

GoDz đưa ra minh chứng cụ thể là team PlusOne, trường hợp được anh trực tiếp đánh giá bởi có một game David “dnm” Cossio, pubstar Bắc Mỹ 17 tuổi, đã gánh ba người đồng đội đang cố gắng throw.

GoDz thông tin dnm cùng quản lý đã báo cáo vi phạm vào ngay ngày hôm sau. Gần như ngay lập tức, BTS đã mở một cuộc điều tra khiến ba players của PlusOne bị cấm tham gia giải và kick khỏi team.

Đáp lại câu hỏi của Zyori, GoDz thừa nhận anh đang vô cùng quan ngại về vấn nạn này.

Tôi nghĩ dàn xếp tỉ số trong Dota 2 đang ngày càng tràn lan và phổ biến hơn những gì mọi người đang nhìn nhận”, caster sinh năm 1990 chia sẻ. “Tôi đã nghe nhiều cáo buộc cho thấy 75% teams Đông Nam Á có dính líu. Tôi không đồng ý với con số đó nhưng đây là điều mà một người nắm bắt dữ liệu của một công ty cá cược esports nói với tôi.

GoDz thảo luận rằng việc gặt hái thành công cá nhân là khá dễ dàng nhưng khi thử làm điều đó trong một tựa game đặt nặng yếu tố đồng đội như Dota 2 thì lại khó khăn hơn rất nhiều. Về cơ bản, đây là lý do khiến PlusOne dính “phốt”.

Như GameSao đã thông tin tới độc giả về việc các players của Yellow Submarine (YeS) được trả một khoản tiền hậu hĩnh với điều kiện họ phải rủ rê được các đồng đội nhận “kèo” bán độ tại vòng bảng ESL One Germany 2020.

Cụ thể, một nhân vật giấu danh tính yêu sẵn sàng trả cho YeS gần 13,000 USD nếu như họ throw trong trận gặp Natus Vincere và không nói với quản lý team. Đáng nói hơn, YeS được gạ bán độ ở ngay thời điểm cuộc đấu giữa họ với Cyber Legacy cách đó ít ngày bị nghi có “mùi”.

Điều này có thể bắt nguồn từ việc các trang web cá cược ngày càng có nhiều “kèo” đặt cửa để người chơi lựa chọn. Đơn cử như First Blood, ai hạ gục trước, team/player nào có 10 kills trước,…Chúng có thể dễ dàng tác động tới một cá nhân và từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của cả một game đấu.

Kiểu dàn xếp tỉ số phổ biến hiện hành không chỉ là thua game thông thường mà là gian lận ở một vài phần của game đấu”, GoDz diễn giải. “Tôi nghĩ các bạn sẽ phát hiện ra team dàn xếp tỉ số và các games bị throw tương tự như cách Arrow Gaming đã từng làm và bị ban trong quá khứ.

GoDz thừa nhận rất khó để bắt quả tang và chứng minh hành vi bán độ ở góc độ cá nhân chỉ bằng cách theo dõi game đấu từ đầu tới cuối. Zyori bổ sung ý này bằng việc chỉ ra một player có thể mất First Blood và chịu 0-4 nhưng vẫn có thể thắng lane bởi đó không phải chỉ số quan trọng để đem ra đánh giá.

Mọi thứ còn trở nên phức tạp hơn khi Dota 2 bước vào thời kỳ các giải đấu online do diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19. Tại đây, các teams có thể khẳng định họ bị lag hoặc mất kết nối và đại do đường truyền Internet thiếu ổn định khiến các nhà tổ chức giải đấu khó can thiệp sâu hơn.

LIQUIDPEDIA ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ TUYÊN CHIẾN VỚI NẠN DÀN XẾP TỈ SỐ?

Liquipedia, một trong những cổng thông tin esports lớn nhất thế giới, cũng là một nền tảng uy tín được các nhà tổ chức giải đấu lẫn giới truyền thông tin tưởng. Và đó cũng là lý do nó đang bị nhắm đến bởi những cá nhân hoặc tổ chức đang muốn làm vấy bẩn nền esports.

Gần như hàng tuần, đội ngũ nhân viên và tình nguyện viên của Liquidpedia đều phải xét duyệt rất nhiều yêu cầu đăng tải thông tin giải đấu Dota 2 “ma”, không có thật. Để trông có vẻ hợp pháp và uy tín, nhiều nhà tổ chức giải lẫn các teams đang làm theo cách này để được xuất hiện trên trang wiki.

Những kẻ xấu biết rằng có được một trang trên Liquidpedia như một cách đóng dấu cho sự hợp pháp. Bởi thế, rất nhiều trang cá cược đã kết nối với giao diện lập trình ứng dụng (API) mở của Liquidpedia để theo dõi các trận, giải đấu và kết quả”, Liquidpedia thông tin trên Reddit cách đây một tuần lễ.

Điều này có nghĩa là tất cả những gì cần làm để một trận đấu đủ yêu cầu nhận cược là giải đấu đó phải có một trang trên Liquidpedia.

Điều này cũng đang xảy ra trên các kênh phụ, trong đó có Liquidpedia Discord, nơi các thành viên giải thích rằng họ không xét duyệt các giải đấu hoặc thông tin mới không đáng tin cậy.

Hơn thế, các tình nguyện viên của Liquidpedia cùng nhiều người khác từng là nạn nhân của hành vi lạm dụng, quấy rối và không thiếu những lời đe dọa.

Đáp lại, Liquidpedia đã tạo ra một bản quy tắc hành xử mới với các quy định và tiêu chí khắt khe hơn buộc những người đóng góp nội dung phải tuân thủ mỗi khi cập nhật sự kiện mới. Việc này nhằm hạn chế khả năng Liquidpedia được dùng để hợp pháp hóa các trận đấu phi thể thao.

Từ giờ, tất cả các giải đấu sẽ buộc phải công khai tất cả các teams, players, tài liệu thông tin, lịch trình, các kênh truyền thông mạng xã hội và cả nhà tài trợ chính thức,…

Động thái của Liquidpedia có thể coi là ví dụ cho Valve, các trang web cá cược và nhiều tổ chức esports sớm thử nghiệm để kìm hãm thứ “Dota bẩn” vốn rất phổ biến ở hai khu vực CIS cùng ĐNÁ.

2016