Nhiều người chơi Dota 2 khao khát được trải nghiệm cảm giác của những pro players hàng đầu thế giới. Thực tế là trình độ chênh lệch giữa người chơi thông thường với giới chuyên nghiệp là khá xa. Thế nhưng ít ra ở thời điểm hiện tại, bạn vẫn có thể biết thời gian tìm trận đấu (queue time) trong Ranked Matchmaking của giới chuyên nghiệp lâu như thế nào.
Đây không chỉ còn là vấn đề gây nhức nhối trong nội bộ những người chơi có mức rank Immortal – đỉnh điểm là trường hợp chờ chín tiếng đồng hồ mới tìm thấy trận. Những thay đổi gần đây đã khuyến khích các party và vô tình ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của những người chơi solo queue.
"Abed", player của Evil Geniues, chỉ biết cười trừ khi chờ nhiều giờ đồng hồ mà vẫn chưa tìm thấy game
Tại sao người chơi solo lại phải chờ đợi rất lâu mới tìm thây trận? Nó bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan tới từ đợt update mới nhất của Valve liên quan tới hệ thống Ranked Matchmaking.
Trước đây, hệ thống đó chia MMR thành Solo và Party. Đại đa số trong cộng đồng thừa nhận rằng Solo mới là thước đo chính xác để đánh giá kỹ năng của một người chơi Dota 2.
Theo khảo sát 1,000 trận rank ngẫu nhiên trên server Trung Quốc của He Qiuzhi, phân tich viên kiêm chuyên gia esports có tiếng trên Weibo, thì có tới 61.3% người chơi solo queue
Valve đã “đại tu” toàn bộ hệ thống Ranked Matchmaking bằng việc xóa bỏ Solo/Party MMR và thay thế chúng bằng core/support MMR. Về mặt lý thuyết, giờ thì trình độ của một người chơi sẽ được đánh giá thông qua cách họ thể hiện ở vị trí trong đội hình bất kể là họ đang solo hay party với đồng đội.
Valve lý giải rằng, “Dota là một game rất đề cao lối chơi đồng đội” và hầu hết mọi người chơi đang “quá đề cao” solo MMR.
"Dota 2 giúp tài khoản WoW Classic của tôi đạt level 40 rồi đấy" - Redditor "vikidns" gừi lời cám ơn tới Valve nhờ 15 phút queue time cho mỗi game
Solo/party MMR không còn đã tạo ra nhiều stack năm người hơn, ngay cả ở các bậc rank cao. Dota 2 sẽ giải trí hơn với việc nhiều streamer nổi tiếng kết hợp với các pro player để trình diễn cho fan hâm mộ xem cách mà kết hợp với tư cách những người đồng đội.
Ngược lại, tình trạng này lại đang khiến cho những người chơi solo queue, đặc biệt là core, đang trải qua một quá trình gian khổ.
Nhìn chung, số đông ưa thích chơi core hơn để được farm, sở hữu nhiều item và dùng chúng để hủy diệt kẻ địch. Trong khi đó, chỉ có số ít lựa chọn support khiến cho sự chênh lệch trong Ranked Matchmaking ngày càng gia tăng.
"Tôi quyết định mình sẽ học bài trong lúc chờ tìm trận. Thời gian tìm trận trung bình là 10-15 phút là đủ để tôi có thể dễ dàng học bài trong một tiếng rưỡi mỗi ngày. Cám ơn Valve nhé" - Redditor "slashstyle" viết
Điều này đã dẫn đến một chuỗi các phản ứng từ phía cộng đồng. Trong khi chơi core phải chờ đợi queue time cực lâu thì các hard support lại được đưa vào những trận đấu yêu cầu kỹ năng rất cao. Nó vô tình phá hỏng trải nghiệm của cả những người ưa thích chơi core/support trong Dota 2.
Như một lẽ tất yếu, ở mặt bằng kỹ năng cao sẽ có ít người chơi hơn. Bởi vậy, những vấn đề ngày càng phức tạp tỉ lệ thuận với MMR của bạn và những pro player tin rằng họ không thể tìm được game khi chơi solo.
"Cầu xin hãy đưa lại solo queue (như trước) vì tôi chẳng thể tìm thấy game nếu không party với 9K (MMR)" - pro player "23savage" tag cả Dota 2 lẫn IceFrog vào trong đoạn tweet
Vấn đề của Dota 2 đang yêu cầu nhiều giải pháp khác nhau và Valve vẫn đang trong quá trình tìm ra câu trả lời xác đáng. Hệ thống Ranked Matchmaking mới chỉ hoạt động được khoảng ba tháng nhưng đã gây phiền nhiễu cho đại đa số người chơi.
Troels “syndereN” Nielsen đã đề xuất một giải pháp cho những người chơi MMR cao khi khuyến khích họ tìm kiếm trận đấu ở những thời điểm cụ thể trong ngày. Nó có thể giúp người chơi đưa ra quyết định khi nào nên đăng nhập vào Dota 2 và lúc nào thì để dành thời gian để làm việc khác.
Dù syndereN chỉ đưa ra hướng giải quyết tạm thời cho người chơi Dota 2 hàng đầu nhưng nó cũng có thể áp dụng với những ai đã đạt đến cấp bậc rank nhất định.
Valve đang tỏ ra tâm huyết với ý tưởng core/support MMR và gần như nhà phát triển không có ý định đưa trở lại hệ thống cũ. Trong trường hợp đó, họ buộc phải có cách quy hoạch lại số lượng người chơi, cải thiện Ranked Matchmaking hoặc tiêp tục chứng kiến Dota 2 đánh mất gamer – điều vốn đang xảy ra khi lượng người chơi trung bình trong tháng 10/2019 thấp kỷ lục kể từ tháng 01/2014.
"Tôi có thể chơi một trận League of Legends trước khi có thể chơi một game Dota 2" - Redditor "Jarrizard" mỉa mai Valve
Trong khi đó, cộng đồng vẫn đang đua nhau tạo ra những mẩu chuyện mỉa mai, chế giễu Valve nhằm giải tỏa nỗi bực dọc mà họ phải chịu đựng khi bước vào Ranked Matchmaking. Nhưng đi kèm với nó là sự lo lắng về tương lai của tựa game đang ngày một lớn hơn.
Nhà phát triển cần phải cố gắng tìm ra một giải pháp, ít nhất là tạm thời, trước khi tung ra Big Update “The Outlanders” sau khi giải đấu MDL Chengdu Major hạ màn vào cuối tháng này.
Nhiều người chơi Trung Quốc tỏ vẻ nghi ngại về tương lai của Dota 2 khi họ không thấy cộng đồng thảo luận gì về giải đấu ESL One Hamburg 2019 gần đây nhất, cũng chẳng nghe tin tức gì về các bản update còn hệ thông Ranked Matchmaking thì đang gặp quá nhiều vấn đề
Chịu