Dota 2 chuyên nghiệp Nam Mỹ, dù đã phát triển đáng kể khi luôn có ít nhất một suất đặc cách tham dự các giải đấu quốc tế do Valve tổ chức, nhưng vẫn còn tồn động rất nhiều bất cấp.

Trong suốt những năm qua, Valve đã nỗ lực phát triển Dota 2 tại khu vực Nam Mỹ nhưng tiến trình lại rất chậm chạp và chất lượng các players/teams vẫn còn rất thấp.

Dota 2 Nam Mỹ là khu vực thi đấu bết bát nhất tính đến thời điểm hiện tại của mùa giải. Khụ vực này chỉ đóng góp hai teams trên BXH DPC, nhưng cả Chaos lẫn paiN Gaming đều đứng ở áp chót

Đáng buồn hơn khi những hành vi gian lận, dàn xếp tỉ số hay mọi khía cạnh xấu xí của esports chuyên nghiệp lại là thứ “đặc sản” của khu vực Nam Mỹ.

Gần đây nhất, Chaos Esports Club đã thải loại một loạt các players có xuất thân từ khu vực Nam Mỹ. Dù không ai trong tổ chức cởi mở đưa ra nguyên nhân tại sao dẫn đến quyết định này nhưng theo lời chia sẻ của nhiều players trong khu vực, Nam Mỹ chưa bao giờ chào đón các vị khách tới từ nơi khác với vòng tay rộng mở.

Đội hình của Chaos chỉ có duy nhất một player người bản địa

Nhiều người tin tưởng rằng các players đẳng cấp của châu Âu và Bắc Mỹ sẵn sàng đến Nam Mỹ để tìm kiếm những thử thách. Nhưng thực tế là các players bản địa Nam Mỹ lại không mong muốn điều đó xảy ra.

Mariano “Papita” Caneda, đội trưởng của Infamous Gaming, đang trong tình trạng khá là tương đồng với Chaos ở vài tuần trước.

Papita là người trong cuộc đầu tiên lên tiếng về góc khuất chưa từng được phơi bày của Dota 2 chuyên nghiệp Nam Mỹ

Papita đang lãnh đạo một team Dota 2 Nam Mỹ nhưng lại có tới bốn players tới từ châu Âu với chỉ độc một mình anh là người thuộc khu vực này. Trước đó, Infamous là một trong những teams Dota 2 thành công nhất Nam Mỹ và chỉ đến mùa giải này, họ mới đặt niềm tin vào player nước ngoài.

Infamous cũng đang tỏ ra mất lòng tin vào những players trong khu vực Nam Mỹ

Papita gia nhập Infamous ở kỳ chuyển nhượng hậu The International 7 và kể từ đó đến giờ, player sinh năm 1995 không bao giờ ngại thỏa hiệp với đồng đội để đổi lấy thành công cho team.

Papita sẵn sàng hoán đổi vị trí thi đấu nếu thấy cần thiết. Anh cũng đã từng chơi trong đội hình gồm toàn players Nam Mỹ và sau đó cố gắng đem về một vài carries Bắc Mỹ,…nhưng chưa bao giờ gặt hái được thành tích như mong muốn.

Ngoài Papita tới từ Argentina, Infamous đang sử dụng hai players Đan Mạch, một mang quốc tịch Slovakia và một người Đức. Đội hình này đã giúp Infamous cán đích top 3 tại WSOE 6: Dota 2 - Serenity's Destiny – giải đấu onLAN trị giá 100,000 USD, được tổ chức ở Las Vegas, Mỹ - vào giữa tháng trước.

Mới đây, Papita đã có những chia sẻ trên tài khoản Facebook cá nhân để giải thích lý do tại sao Infamous không ưa gì các players bản địa. Dưới đây là phần nội dung đã được tóm tắt, cô đọng được rút ra từ bài viết khá dài của Papita được đăng tải vào hôm 29/5 vừa qua.

Lười biếng và cảm xúc bất ổn

Theo Papita, các players Nam Mỹ không muốn động tay động chận làm bất cứ một việc gì cả. Đội trưởng của Infamous khẳng định pro player của khu vực này không hề chú tâm tới thói quen tập luyện. Họ tỏ ra khó chịu với lối suy nghĩ tất cả mọi người đều cần phải duy trì một lịch trình luyện tập nghiêm ngặt để cạnh tranh ở đẳng cấp cao nhất cũng như tìm hiểu cặn kẽ về metagame.

Bên cạnh đó, Papita chia sẻ thêm rằng những người đồng nghiệp thuộc khu vực của anh thường bị cảm xúc chi phối. Một thất bại hoặc một ngày tệ hại cũng là đủ để dập tắt tham vọng cạnh tranh, thậm chí còn khiến họ quyết tâm tìm kiếm những người đồng đội mới.

Papita tin rằng các players Nam Mỹ không có ý chí chiến đấu và đầu hàng một cách dễ dàng. Nói cách khác, họ thi đấu mà không có bất cứ một mục tiêu xác đáng nào.

Rào cản ngôn ngữ

Cũng trong bài viết được đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân, Papita cho biết nhiều players hàng đầu Nam Mỹ đã có cơ hội thể hiện tài năng ở những khu vực khác.

Tuy nhiên, họ không thể chấp nhận những lời đề nghị bởi không thể nói được tiếng Anh. Papita nói rằng các đồng nghiệp của anh khá là hài lòng và vui vẻ khi chỉ cần vượt qua vòng loại Major/Minor rồi sau đó cán đích hạng bét tại những giải đấu do Valve đồng tài trợ.

Dàn xếp tỉ số

Khía cạnh tệ hại nhất của nền Dota 2 chuyên nghiệp Nam Mỹ đã được player thi đấu từ tháng 02/2014 phơi bày.

Trong suốt những năm qua, Valve dã đưa ra nhiều lệnh cấm thi đấu vĩnh viễn dành cho các players ở nhiều khu vực khác nhau. Thế nhưng theo lời Papita, các pro players Nam Mỹ sẵn lòng “kiếm tiền” sinh nhai bằng cách tham gia trực tiếp vào hành vi bị cấm trong tất cả các bộ môn esports.

Tẩy chay các teams không dùng người Nam Mỹ

"Đây là những khó khăn mà cả tôi lẫn các teams Nam Mỹ đều gặp phải" - Papita viết

Sau khi Infamous “thay máu” đội hình và đưa về các players nước ngoài, Dota 2 Nam Mỹ không còn muốn liên quan tới họ nữa – theo lời của Papita.

Lý do đằng sau sự tẩy chay này là rất đơn giản: Họ không ưa gì người từ nơi khác đến đây sinh hoạt, tập luyện và thi đấu. Infamous bị cho ra rìa, không còn được đấu tập, chia sẻ chiến thuật với các teams Dota 2 cùng khu vực Nam Mỹ.

Kết lại, Papita thông báo rằng Infamous sẽ có một đợt boot camp ở châu Âu trước ngày khai mạc EPICENTER Major một tuần lễ. Tại đây, họ sẽ liên hệ và mong muốn được cọ xát với những top teams châu Âu.

Đội hình mới của Infamous sẽ chinh chiến tại EPICENTER Major

Vào ngày 18/5 vừa qua, Infamous đã đoạt chiếc vé thứ hai đại diện cho Dota 2 Nam Mỹ góp mặt tại EPICENTER Major – kỳ Major cuối cùng của mùa giải, được tổ chức tại Moscow, Nga từ 22-30/6.

Sau khi cán đích hạng 9-12 tại DreamLeague Season 11 vào cuối tháng 3, đây mới là lần thứ hai Infamous đủ điều kiện tham gia một kỳ Major thuộc DPC 2018-2019. Chưa tích lũy được bất cứ điểm số DPC Point nào, không có gì bất ngờ khi Infamous đang dồn mọi nguồn lực để giành được thành tích tốt nhất tại EPICENTER Major để hướng tới suất đặc cách tới thẳng TI9.

10/12 teams tham dự EPICENTER Major đã lộ diện

Để hiện thực hóa được mục tiêu đó, Infamous buộc phải lọt vào top 3 tại Major cuối cùng của mùa giải. Và đương nhiên hành trình của họ tại Moscow sẽ không hề đơn giản khi phải đọ sức với những teams Dota 2 mạnh nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.

None (Tổng hợp)