Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, đền Phủ Na (hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ) nằm trên địa bàn xã Xuân Du, dưới chân núi Nưa. Đây là nơi có phong cảnh hữu tình, với những khe suối len lỏi giữa rừng thông hàng chục năm tuổi

Theo sử sách, Phủ Na là nơi bà Triệu Thị Trinh dấy binh đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô năm 248. Nơi đây cùng thờ Bà Triệu, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, các vị thần theo tín ngưỡng của người Việt và người Mường.

Na Sơn chính là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Nưa, từ trên đỉnh núi cao có một mạch nước chảy xuống phía dưới tạo thành dòng thác nhỏ trong vắt. Theo ban quản lý đền, người dân và du khách quan niệm đây là "nước thánh" nên thường đến dòng thác này rửa mặt, rửa tay và lấy mang về nhà để cầu may mắn, sức khoẻ trong năm mới.

Từ mùng 1 Tết đến nay, lượng khách đổ về đền vãn cảnh, chiêm bái và xin “nước thánh” rất đông, trung bình mỗi ngày đền Phủ Na đón tới cả chục nghìn lượt khách.

Một số hình ảnh người dân, du khách xin “nước thánh” tại đền Phủ Na.

W-a1hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh.jpg
Đền Phủ Na mỗi ngày đón hàng chục nghìn lượt người dân và du khách đến vãn cảnh, xin "nước thánh"
W-a2hhhhhhhhhhh.jpg
Lượng khách tới Phủ Na thường đông từ mùng 1 Tết cho tới Rằm tháng Giêng
W-a3hhhhhhhhhhhhhh.jpg
Khu vực xin "nước thánh" tại đền Phủ Na luôn đông kín 
W-a4hhhhhhhhhhhhhh-1.jpg
Can nhựa phát miễn phí cho người dân xin "nước thánh" mang về
W-a5hhhhhhhhhhhhh.jpg
Người dân lấy nước "thánh" rửa mặt, rửa tay cầu bình an, may mắn
W-a6hhhhhhhhhhhhhh.jpg
Nhiều em nhỏ thích thú được cùng bố mẹ, ông bà xin "nước thánh" đầu năm
W-a7hhhhhhhhhhhh.jpg
Hứng nước mang về nhà cầu bình an, may mắn, sức khoẻ
W-a8hhhhhhhhhhh.jpg
W-a9hhhhhhhhhhhh.jpg
Du khách thành tâm dâng hương tại đền những ngày đầu năm
W-a10hhhhhhhhhhhh.jpg
Gia đình trẻ lên đền vãn cảnh, check-in

Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Thanh Hóa, 7 ngày của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng) toàn tỉnh đón 635 nghìn lượt khách, tăng 48,7% so với cùng kỳ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 

Điển hình, một số địa phương thu hút lượng khách lớn như: TP Thanh Hóa đón khoảng 100 nghìn lượt khách; Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) khoảng 40 nghìn lượt khách; Khu Di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt (Thường Xuân) khoảng 90 nghìn lượt khách; Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh) khoảng 91 nghìn lượt khách; TP Sầm Sơn khoảng 65 nghìn lượt khách; Đền Sòng (thị xã Bỉm Sơn) khoảng 40 nghìn lượt khách; Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) khoảng 4 nghìn lượt khách; Di sản văn hóa Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) khoảng 4,5 nghìn lượt khách...

Theo một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh, lượng khách đặt tour và book dịch vụ du lịch đến Thanh Hóa đang có xu hướng tăng mạnh cho đến hết tháng Giêng. Do đó, các điểm du lịch cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các điều kiện đón tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ khách, góp phần xây dựng hình ảnh "Du lịch Thanh Hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn.