Mục đích sáp nhập là nhằm nâng cao hơn nữa khả năng mảng du lịch, khách sạn của Tập đoàn TTC trên thương trường và trở thành thế lực mới trong lĩnh vực du lịch, khách sạn.

Theo thông tin mới đây từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), CTCP Du lịch Thắng Lợi đã huỷ đăng ký công ty đại chúng. Theo đó, Du lịch Thắng Lợi chấm dứt sự tồn tại do bị sáp nhập vào CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Tourist - Mã: VNG).

“Đế chế” nhà ông Đặng Văn Thành “xóa tên” Du lịch Thắng Lợi

Được biết, TTC Tourist của gia đình Đặng Văn Thành đã thực hiện việc mua cổ phiếu của Du lịch Thắng Lợi và nắm quyền kiểm soát công ty từ tháng 4.2017 với tỷ lệ sở hữu là 82,32% vốn điều lệ. Trong năm 2018, công ty tiếp tục chủ trương thông qua phát hành cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ hơn 5 triệu cổ phiếu còn lại của Du lịch Thắng Lợi. Kết quả, TTC Tourist đã hoàn toàn sở hữu 100% vốn cổ phần của Du lịch Thắng Lợi trong năm 2018.

Sau khi TTC Tourist hoàn tất thâu tóm, CTCP Du lịch Thắng Lợi đã đổi tên thành Công ty TNHH Du lịch TTC với vốn điều lệ 283,7 tỷ đồng.

Theo nghị quyết mới đây của Hội đồng quản trị TTC Tour của gia đình ông Đặng Văn Thành, công ty quyết định thay người đại diện uỷ quyền toàn bộ phần vốn tại Du lịch TTC từ bà Phan Thị Hồng Vân, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TTC Tourist thành bà Nguyễn Thị Bảo Quyên. Đáng chú ý, bà Quyên không tham gia vào Ban lãnh đạo của TTC Tourist.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, công ty dự kiến tăng vốn điều lệ của Du lịch TTC thêm 20 tỷ đồng lên 303,7 tỷ đồng ngay sau khi đơn vị này hoàn tất thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch – Đầu tư tỷnh Khánh Hoà.

CTCP Du lịch Thắng Lợi (TLT) được thành lập vào ngày 02.3.1999. Qua quá trình mua bán và sáp nhập, TLT gia nhập Tập đoàn Thành Thành Công vào ngày 28.7.2013.  TLT có hoạt động chính là kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch khách sạn và dịch vụ ăn uống.

TLT từng có 6 địa điểm kinh doanh, bao gồm: TTC Hotel Premium Michelia, TTC Resort Premium Dốc Lết, TTC Hotel Premium Phan Thiết, TTC Palace Bình Thuận, Trung tâm Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Bình Thuận, TTC Hotel Deluxe Sài Gòn.

Ngoài ra, Du lịch Thắng Lợi còn đang sở hữu 97,56% vốn điều lệ của CTCP Du lịch Đồng Thuận tại tỷnh Ninh Thuận. Bán niên 2018, TLT có doanh thu thuần gần 178,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ hơn 15,6 tỷ đồng.

{keywords}
 

Không chỉ sáp nhập Du lịch Thắng Lợi, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 diễn ra ngày 26.4 vừa qua, TTC Tourist của gia đình ông Đặng Văn Thành có kế hoạch sát nhập CTCP Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng thông qua phát hành cổ phiếu để hoán đổi gần 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành của công ty này.

Tính đến 31.3.2019, TTC Tourist có 5 công ty con tại Lâm Đồng, Bến Tre, Khánh Hòa và TP HCM, một công ty liên kết (sở hữu 49%) tại Campuchia là CTCP Du lịch Vinagolf Angkor.

Mục đích sáp nhập là nhằm nâng cao hơn nữa khả năng mảng du lịch của Tập đoàn TTC trên thương trường cũng như nâng cao năng lực tài chính, điều hành, quản lý và sản xuất kinh doanh.

Tham vọng lớn của “đại gia” Đặng Văn Thành

Thành Thành Công là tập đoàn đa ngành do ông Đặng Văn Thành làm chủ. Thành Thành Công có 5 mảng kinh doanh chính, bao gồm bất động sản, năng lượng, nông nghiệp, giáo dục và du lịch với 26 công ty thành viên và liên kết.

Trong một vài năm trở lại đây, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) của “đại gia” Đặng Văn Thành liên tiếp có những động thái mới trong việc cơ cấu lại các công ty thành viên thuộc mọi lĩnh vực hoạt động đặc biệt là du lịch. Việc tái cơ cấu được thực hiện thông qua hình thức M&A một cách mạnh mẽ, không thể không khiến người ta phải dõi theo.

{keywords}
Ông Đặng Văn Thành đang biến Du lịch thành một thế mạnh của Thành Thành Công 

Một loạt các công ty du lịch, khách sạn đã được quy về một mối là Thành Thành Công. Hai năm trước, TTC đã mua lại Vinagolf (VNG), một công ty nhỏ đang niêm yết hoạt động không mấy hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Sau đó, Vinagolf đã được khoác lên mình cái tên mới là CTCP Du lịch Thành Thành Công – TTC Tourist và trở thành một mã chứng khoán nổi bật trên thị trường chứng khoán.

Theo đó, gia đình ông Đặng Văn Thành với tham vọng đưa TTC Tourist trở thành đầu mối quản lý, sở hữu toàn bộ mảng kinh doanh du lịch, khách sạn của tập đoàn này.

Ngay sau khi trở thành TTC Tourist, vốn điều lệ của doanh nghiệp này tăng từ 130 tỷ đồng (trước sáp nhập) lên 752 tỷ đồng thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Năm 2018, TTC Tourist sáp nhập CTCP Du lịch Thắng Lợi và phát hành Cổ phiếu dành cho người lao động, nâng tổng vốn điều lệ lên 837 tỷ đồng. Trong vòng hơn 10 năm, vốn điều lệ của TTC Tourist tăng hơn 6,4 lần từ 130 tỷ đồng lên 837 tỷ đồng.

Tiền thu về được đầu tư vào 4 DN du Lịch: TTC Lâm Đồng, Du Lịch Thắng Lợi, Thành Bình, Bến Tre với tỷ lệ chi phối. Đây đều là những DN nắm giữ nhiều nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi ở những trọng điểm du lịch như: TP.HCM, Nha Trang, Lâm Đồng, Bến Tre...

Về cơ cấu cổ đông hiện nay, TTC Tourist có hai cổ lớn là tổ chức gồm CTCP Đầu tư Thành Thành Công (sở hữu 35,28% vốn điều lệ) và Công ty TNHH MTV đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai (7,87%). Bên cạnh đó, ông Đặng Văn Thành và con trai Đặng Huỳnh Anh Tuấn sở hữu lần lượt 2,09% và 0,16% vốn điều lệ công ty.

Về kết quả kinh doanh của TTC Tourist, trong 3 năm trở lại đây, cùng với sự gia tăng nhanh về quy mô vốn, lợi nhuận TTC Tourist cũng tăng trưởng mạnh.

{keywords}
 

Chỉ với 2 tỷ lợi nhuận sau thuế năm 2015, năm 2016 TTC Tourist thu về khoản lãi ròng tăng gần 3 lần, tương ứng thu về 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, giai đoạn “đại gia” Đặng Văn Thành tập trung tái cơ cấu cho TTC Tourist, lơi nhuận của TTC Tourist tăng đột biến lên xấp xỉ 35 tỷ đồng. Cuối năm 2018, lãi ròng của TTC Tourist gần 68,8 tỷ. Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, lợi nhuận của TTC Tourist cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên 10 lần.

Tuy nhiên, quý I.2019, TTC Tourist ghi nhận doanh thu giảm 17,6% so với cùng kỳ 2018, đạt 218,3 tỷ đồng. Cùng với đó, khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết gấp gần 6 lần kỳ trước khiến LNST công ty sụt giảm mạnh 72%, chỉ đạt 16 tỷ đồng. Theo giải trình, nguyên nhân là trong quý I, TTC Tourist không thanh toán bất động sản như cùng kỳ năm trước.

Với những tài sản đã có cùng những dự án ấp ủ, có lẽ “đế chế” nhà Đặng Văn Thành đang từng bước bắt kịp những chuỗi du lịch, khách sạn hàng đầu hiện nay như Vinpearl, Sun Group, Mường Thanh…

(Theo Dân Việt)