"Trẻ em là mầm non của đất nước nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy những mầm non này dù chỉ là vừa mới nhú, còn chưa kịp tận hưởng ánh sáng mặt trời, hương thơm của gió, hoa cỏ và đất mẹ đã bị héo hon tàn úa vì số phận."

Đây là bài dự thi cuộc thi "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?". Tác giả: Hà Thị Thảo, Lớp 8A THCS Thi Trấn Nho Quan.

Tất cả chúng ta, ai cũng biết rằng trẻ em là mầm non của đất nước nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy những mầm non này dù chỉ là vừa mới nhú, còn chưa kịp tận hưởng ánh sáng mặt trời, hương thơm của gió, hoa cỏ và đất mẹ đã bị héo hon tàn úa vì số phận.

Ảnh minh họa
Theo thống kê cho thấy hầu hết phần lớn trẻ em tại Việt Nam hạn chế hoặc không được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Trên vỉa hè, tại các quán ăn, rạp chiếu phim, nhà hát,… chúng ta luôn có thể bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ mặt mũi nhem nhuốc, gầy và ốm đang chạy theo ai đó van nài mua một bao thuốc, một tờ báo… xin mọi người hãy thuê nó đánh giày, bố thí lấy vài tờ bạc lẻ, hoặc một chút thức ăn thừa… Nhưng chỉ có một số người tỏ vẻ thương hại, còn số khác thì khinh bỉ, dè bỉu thậm chí là đuổi đánh, mắc nhiếc.

Ở một số thành phố, việc trẻ em bị lạm dụng sức lao động là vô cùng phổ biến. Những đứa trẻ non nớt them khát tình thương của cha mẹ, gia đình và xã hội đã sớm bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc mưu sinh vất vả…đặc biệt là trẻ em phụ nữ bị lạm dụng tình dục, bị đánh đập, con cái bị cha mẹ ghẻ lạnh, bạo lực về thể xác và tinh thần…

Hiện nay, thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước đang trên đà phát triền, việc bồi dưỡng cho những lớp người sau này sẽ kế thừa và phát triển đất nước là vô cùng quan trọng. Và lớp người đó không ai khác, chính là thế hệ trẻ - mầm non của đất nước.

Sống, phát triển, nuôi dưỡng, được sống hạnh phúc trong tình thương của gia đình và cộng đồng là những quyền của trẻ em. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em cần phải có sự tham gia đóng góp sức của toàn cộng đồng và xã hội.

Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, để đứa trẻ có thể phát triển toàn diện cần phải bổ sung đủ chất dinh dưỡng người mẹ phải thăm khám định kì đối với những đối tượng gia đình khó khăn về kinh tế, nên tạo ra một số nơi như trạm y tế… để khám và cấp thuốc miễn phí cho bà mẹ mang thai.

Trẻ em lang thang cơ nhỡ phải đi bới rác xin ăn cần nhận được sự cưu mang, sự chia sẻ về mọi người. Bạo lực gia đình, li hôn, mâu thuẫn giữa những người trong gia đình cũng gây ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển về thể chất, tinh thần, việc học hành của trẻ. Quan niệm hủ tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ, hay ở một số vùng xa xôi heo lánh còn có hiện tượng những đứa bé khi mới sinh ra bị bỏ vào rừng, bỏ đói, thiêu sống… do bị nghi là bị ma nhập. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần phải xét xử, xử phạt nghiêm khắc những vụ việc này, tuyên truyền, giáo dục…để không sảy ra những hiện tượng đáng tiếc và thương tâm.

Trong thế giới học đường nội cộm lên về những xì căng đan, clip nữ sinh đánh nhau, tuyên truyền xem băng đĩa lậu, ảnh sex… đã gây ra hậu quả vô cùng to lớn. Rất nhiều học sinh bị đe dọa, nhồi nhét, đầu độc những tư tưởng xấu, cực đoan, chống phá thầy cô, nhà nước…

Để giảm thiểu tình trạng này tôi nghĩ, các cơ quan chính quyền nên tổ chức các cuộc thi, trò chơi, sân chơi bổ ích nhằm khơi dậy trí tuệ, sự thông minh, hoặc long yêu thương gia đình, tự lập, có trách nhiệm với xã hội. Nên mở một số đường dây nóng để những trẻ em bị hành hạ, xâm phạm, …. Có thể gọi đến khi cần giúp đỡ, tổ chức quyên góp quần áo sách vở cho trẻ em vùng bão lũ, các trung tâm chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang bên ngoài, không nhà cửa, không người thân, đặc biệt là những đứa trẻ mắc bệnh hiểm ngèo như HIV/ AIDS… kêu gọi sự chia se của đồng bào trong và ngoài nước, cùng chung tay góp sức vun đắp, bảo vệ những mầm non của đất nước.

Cho dù, những việc trên đây để thực hiện được là vô cùng khó khăn nhưng tất cả chúng ta hãy cùng nhau tạo nên những mặt trời tỏa sáng và xua tan đi những đau thương, vất vả, khó khăn,,… mà số phần nghiệt ngã đã dành cho những đứa trẻ vô tội. Và để cho xã hội văn minh, phát triển trong sự ấm áp của từng người.

Cuộc thi "Nếu có quyền, trẻ em VN sẽ thay đổi điều gì?"

Chủ đề: "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?".

Điều kiện dự thi:
Cuộc thi dành cho trẻ em Việt Nam tuổi từ 12 đến 18 tuổi

Bài dự thi gửi về:
Đại sứ quán Thụy Điển - Số 2 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội

Hoặc Tòa soạn Báo VietNamNet - Số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

Hoặc email:
quyentreem@vietnamnet.vn

Hạn nộp bài dự thi:
15/5/2011

Giải thưởng:
1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; 5 giải khuyến khích.
Ngoài ra mỗi em được tặng một bộ truyện của nữ nhà văn nổi tiếng viết chuyện cho trẻ em của Thuỵ Điển, bà Astrid Lingren và quà lưu niệm của Báo VietNamNet.

Ngày trao thưởng:
1/6/2011.