Tại kỳ họp thứ nhất đại hội đại biểu toàn quốc khóa 4, Ngô Quế Hiền được bầu làm phó thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa, năm đó bà mới 37 tuổi, bà trở thành nữ phó thủ tướng đầu tiên và trẻ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Danh phận của Hoàng hậu mê hoặc 6 vua
Kết cục của công chúa quyền lực nhà Đường
Ngô Quế Hiền tại nhà máy bông sợi Tây Bắc |
Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn...đề xuất Tú Trân, cầm đầu phái tạo phản ở Thượng Hải nhưng thủ tướng Châu Ân Lai không đồng ý, bởi như vậy sẽ làm tăng thế lực của "bè lũ bốn tên" nên ông đã đề cử một lao động điển hình tiên tiến tại Tây Bắc và Ngô Quế Hiền là người được chọn. Chu Ân Lai đã gọi điện cho chủ nhiệm Ủy ban cách mạng tỉnh Thiểm Tây Lý Thụy Sơn, nhanh chóng điều Ngô Quế Hiền lên Trung ương làm, sau khi được ban tổ chức trung ương thẩm tra tư cách xong, hồ sơ của Ngô Quế Hiền được trình lên Mao Trạch Đông, Mao Trạch đồng ý, Chu Ân Lai gọi điện triệu tập Ngô Quế Hiền tới Bắc Kinh nhận nhiệm vụ.
Ngô Quế Hiền gặp chủ tịch Mao Trạch Đông |
Đến Bắc Kinh làm phó thủ tướng, hằng tháng Ngô Quế Hiền vẫn chỉ nhận mức lương 76 NDT của một cô công nhân dệt khi còn ở Tây Bắc và là ủy viên dự khuyết của Cục chính trị Trung ương, cho dù là đi họp ở Bộ chính trị hay Quốc vụ viện đều phải trả 2 hào để uống trà nên Ngô Quế Hiền chỉ uống nước trắng. Người phục vụ hỏi bà: "phó thủ tướng Ngô, tại sao chị không uống trà?", Ngô Quế Hiền chỉ cười và đáp: "Tôi không thích uống trà, sợ ngủ không được". Bà được phân quản lý Bộ dệt may, Bộ y tế và công tác phụ nữ. Theo chỉ thị của Mao Trạch Đông, Ngô Quế Hiền và Trần Vĩnh Quý thực hiện chế độ Tam Tam (1/3 thời gian làm việc tại trung ương, 1/3 thời gian trở về đơn vị lao động, 1/3 thời gian để nghiên cứu). Tháng 9 năm 1976, sau khi được Mao Trạch Đông phê chuẩn, Ngô Quế Hiền trở về nhà máy bông sợi Tây Bắc làm việc. Chị em trong tổ sản xuất Triệu Mộng Đào ai nấy cũng vui mừng: "Chị Ngô về rồi! Làm phó thủ tướng rồi mà vẫn như công nhân, đây mới đúng là cán bộ gương mẫu của Đảng cộng sản!"
Ngô Quế Hiền là người vị tha, vô tư, luôn đối xử hòa nhã với mọi người nhưng bà không thể ngờ rằng tình hình Cục chính trị Trung Quốc lúc bấy giờ lại rối ren đến vậy, thậm chí tới năm 1975 bà mới biết tới bè lũ 4 tên". Ngày 3 tháng 5 năm 1975, Ngô Quế Hiền lần đầu tiên thấy chủ tịch Mao Trạch Đông phê bình "bè lũ bốn tên" khi Mao Trạch Đông từ nước ngoài trở về Bắc Kinh và triệu tập các thành viên Cục chính trị tại Bắc Kinh.
Phó thủ tướng Ngô Quế Hiền trong chuyến thăm Albania |
Tháng 10 năm 1976, Hoa Quốc Phong lật đổ "bè lũ bốn tên". Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Ngô Quế Hiền trở thành thành viên tổ thẩm tra tư cách đại biểu. Trong thời gian diễn ra đại hội, trước bài báo cáo của chủ tịch Hoa Quốc Phong, Ngô Quế Hiền bình tĩnh nhưng khi thảo luận tới bầu cử ủy viên trung ương, bà cảm thấy chưa bao giờ ấm ức và áp lực đến như vậy. Những gì được viết trên bản tóm lược khiến Ngô Quế Hiền không biết phải làm thế nào. Bà nghĩ rằng thủ tướng Chu Ân Lai là ân nhân của mình, làm sao bà có tư tưởng phản lại thủ tướng. Vì vậy, với tư cách là một đảng viên bình thường, bà đã đề nghị điều tra làm rõ thực hư.
Sau vài ngày đấu tranh tư tưởng quyết liệt, Ngô Quế Hiền gửi báo cáo lên Trung ương Đảng yêu cầu được trở về nhà máy bông sợi, một mặt gọi điện tới văn phòng các lãnh đạo chủ chốt như Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm...hy vọng trước khi về Thiểm Tây bà có thể nói lên suy nghĩ của mình. Gặp Ngô Quế Hiền tại Quốc vụ viện, Lý Tiên Niệm nói với Ngô Quế Hiền rằng: "đồng chí là đại biểu công nhân tiên tiến, mới làm tại trung ương 3 năm nhưng làm rất tốt, đồng chí còn trẻ nên nỗ lực làm việc". Hoa Quốc Phong đồng ý cho Ngô Quế Hiền trở về Thiểm Tây nhưng không nhất thiết phải làm trong nhà máy mà có thể làm lãnh đạo tỉnh. Ngày 27 tháng 9, Ngô Quế Hiền trở về nhà nghỉ ngơi một ngày rồi chuẩn bị hành lý để quay lại nhà máy bông sợi làm việc.
(còn nữa)
Sầm Hoa (Theo people.com.cn)