Sau một thời gian chị Hòa nhận thấy nếu mình tiếp tục nhẫn nhịn thì em chồng sẽ càng được đà lấn lướt. Vì thế chị quyết định phải "dạy" cho em chồng một bài học. Giây phút “chết đứng” của vợ “Em đã thấy nhục mặt chưa?” Đau đớn mắc bẫy em chồng Em dâu "ăn thịt" chị chồng.
Em chồng ghê gớm…
“Ấm ức, nhường nhịn mãi rồi cũng buộc phải buông đòn để cô ấy chừa thói ghê gớm.
Dẫu hơi áy náy nhưng có làm thế thì cô ấy mới bớt thói hống hách, ngang ngược”,
đó là chia sẻ cả chị Hòa (Hoàn Kiếm – Hà Nội) khi nói về việc chị thẳng tay trị
cô em chồng của mình.
Theo lời chị Hòa kể, chị lấy chồng được gần một năm. Khi về làm dâu nhà chồng,
chị đã nghĩ rằng mình sẽ nhanh chóng hòa nhập được với môi trường sống mới vì bố
mẹ chồng là người nổi tiếng hiền lành. Còn cô em chồng, tuy khó gần nhưng là
người có học thức, phong thái hiện đại nên chắc không phải là “bà cô bên chồng”
khó chịu.
Nghĩ là vậy nên sau ngày cưới, chị Hòa rất thoải mái, chan hòa với các thành
viên trong gia đình. Chị khá hài lòng khi nói về mối quan hệ thuận lợi, tốt đẹp
giữa mình với bố mẹ chồng vì đúng như lời đồn đại, bố mẹ chồng chi rất tâm lý,
thoải mái.
Chị cũng hạnh phúc khi người chồng của mình luôn cưng chiều và thấu
hiểu vợ. Tuy nhiên chị cũng bày tỏ sự mệt mỏi khi nhắc tới cô em dâu mà chị đánh
giá là “hống hách, ghê gớm”.
Chị kể rằng, tuy kém chị 5 tuổi nhưng Dung – em chồng của chị, luôn tỏ thái độ
coi thường, khinh khỉnh với chị dâu. Vì được cưng chiều từ nhỏ lại cá tính nên
càng gần chị Hòa càng nhận ra cô em chồng của mìn giống như con ngựa bất kham.
Thích là nói bất chấp đụng chạm hoặc gặp phải sự phản đối của người lớn cũng coi
như không. Bởi vậy hành trình lấy lòng em chồng của chị Hòa không hề đơn giản.
“Dù tôi cố gắng gần gũi thế nào thì cô ấy lúc nào cũng một vẻ mặt lạnh lùng và
nói trống không với tôi. Lúc nào cô ấy cũng thể hiện rằng mình thuộc đẳng cấp
khác với chị dâu. Tôi giống như một “kí sinh trùng” sống dựa nhà chồng với đồng
lương eo hẹp. Trong suy nghĩ của cô ấy, tôi là bà chị dâu vừa thấp kém vừa hạn
chế về nhận thức khi chỉ học hết cao đẳng” – chị Hòa nói.
Chị Hòa cũng công nhận Dung là người chị khá ngưỡng mộ vì học hành giỏi giang,
thông minh. Vừa ra trường đã được công ty nước ngoài mời về làm với mức lương
khá cao.
Tuy nhiên cũng chính vì học cao hơn, kiếm tiền nhiều hơn nên Dung luôn đánh giá chị dâu mình dưới mức tầm thường.
“Lúc nào cô ấy cũng cao ngạo khi chuyện gì cũng lấy trình độ học vấn cùng với mức lương của tôi ra để chốt vấn đề như một sự nhục mạ. Việc nhà không bao giờ cô ấy nhúng tay nhưng về đến nhà là để ý, soi xét, chê bai tôi vụng về” – chị Hòa kể lại.
Nhẫn nhịn nhiều lần, chị Hòa nhận ra nếu tiếp tục thì cục diện không thể thay đổi và em chồng càng được đà lấn tới (Ảnh minh họa) |
… gặp chị dâu cao thủ
Vì không muốn bố mẹ chồng mất vui do mâu thuẫn hai chị em nên chị Hòa luôn là
người nhún nhường. Chị luôn im lặng cười trừ mỗi khi Dung phán xét, đánh giá
mình.
Chị cũng không than vãn hoặc luôn tìm cách gạt mọi chuyện đi để chồng đỡ
khó xử. Tuy nhiên, sau một thời gian chị Hòa nhận thấy nếu mình tiếp tục nhẫn
nhịn thì cục diện càng không thể xoay chuyển. Em chồng sẽ càng được đà lấn lướt.
“Thế rồi cơ hội đến khi hôm đó bố mẹ chồng và chồng tôi về quê lo việc mồ mả cho
các cụ. Nhà còn hai chị em, cô ấy lại lôi đồng nghiệp tới nhà ăn cơm và chỉ một
lời thông báo không đầu không cuối với tôi rằng ‘mai có 10 người đến ăn cơm
trưa’.
Tôi vẫn không tỏ thái độ gì, vẫn đi chợ, nấu cơm. Chỉ có điều tôi tương
kế tựu kế để dạy cô ấy một bài học để hết cái thói ngông nghênh, hống hách” –
chị Hòa kể lại.
Và buổi trưa hôm đó, khi khách của Dung đến đông đủ, ngồi cười nói ngoài phòng
khách thì chị Hòa trong bếp ra tay trị em chồng. Nấu canh chị không cho muối,
luộc gà chị luộc nửa sống nửa chín, rán nem chị rán cháy đen, làm nộm chị cho vị
mặn hơn chua ngọt…
Nấu nướng, bày biện xong xuôi, chị Hòa ra phòng khách dọn
dẹp, mặc cho Dung tự xử lý. Đến khi khách của Dung ngồi vào bàn thì người lè
lưỡi, kẻ lắc đầu vì ăn không nổi mà đứng dậy cũng không xong.
“Mất mặt trước đồng nghiệp khiến cô ấy tức điên. Tôi cũng không nghĩ cô ấy nóng
nảy đến mức đồng nghiệp vẫn ở còn ngồi ở bàn ăn, cô ấy đã gào gọi tên tôi. Dẫu
vậy, tôi vẫn bình thản đi xuống và thủng thẳng đáp lại câu hỏi của cô ấy ‘Chị
làm trò gì đây? Chị nấu nướng kiểu gì thế?’ rằng ‘Khổ, cô cũng biết và hay nói
tôi thiểu năng, nhận thức thấp kém, hạn hẹp, làm gì cũng không nên hồn rồi mà.
Sao giờ cô còn hỏi!’.
Cô ấy chết sững khi lần đầu tiên bị tôi phản ứng trả đũa. Mặc
dù biết là chẳng hay ho gì khi để người ngoài chứng kiến cảnh tượng đó nhưng
cũng phải làm thế thì cô ấy mới hiểu tôi không phải là bà chị dễ bắt nạt, ngu
đần như cô ấy nghĩ” – chị Hòa chia sẻ.
Ngoài ra chị Hòa còn cho biết hôm đó Dung cũng được một phen “muối mặt” khi một
chị đồng nghiệp của cô đã thẳng thắn góp ý, phê phán sau khi phát hiện ra mình
đã nhầm chị Hòa là người giúp việc của gia đình Dung vì trong lúc chị Hòa nấu
nướng, dọn dẹp thì cô đứng chỉ trỏ, sai khiến chị dâu.
“Chị đồng nghiệp đó có vẻ là sếp của cô em chồng tôi nên mới nói mà không nể nang thế. Chị ấy bóng gió rằng ‘Ở nhà chị, em chồng mà thế thì hoặc là ăn bạt tai còn nhẹ hơn là tự vả vào miệng mình đấy. Em thoải mái nhỉ, quát mắng, sai khiến cả chị dâu’ khiến em chồng tôi mặt đỏ lựng, đứng chết trân” – chị Hòa thuật lại.
(Theo Afamily)