- Nhân chuyện một sinh viên đâm hỏng gương ô tô rồi để lại lời nhắn xin lỗi và xin đền, bạn đọc Phạm Trọng Thức chia sẻ câu chuyện trên đất Mỹ.

>> Bấm VÀO ĐÂY để xem các bài viết khác

Dưới đây là bài viết bạn đọc Phạm Trọng Thức chia sẻ với diễn đàn "Xem Tây ngẫm ta".

{keywords}

Lời nhắn của một sinh viên ở Hải Phòng sau khi làm vỡ gương

Đầu tháng 8, tôi cùng một người bạn mới từ Việt Nam sang đi ăn tối. Ăn xong là khoảng 11h đêm, bạn muốn đi thử xe. Tôi đồng ý.

Khi bạn tôi lùi xe ra khỏi chỗ đỗ thì đạp nhầm phanh thành ga. Hậu quả, đuôi xe của tôi đâm đuôi một xe khác khá mạnh. Cú lùi mạnh đã đẩy cái xe kia lên vỉa hè đến nửa xe và bị móp.

Ngay sau khi xảy ra, tôi google cách giải quyết vì bản thân cũng mới chân ướt chân ráo đến Mỹ. Có người đưa lời khuyên, viết lời nhắn đặt lên xe bị nạn rồi chờ chủ xe kia liên lạc lại...

Tôi thực hiện như lời khuyên, viết một lá thư ngắn gọn với lời xin lỗi kèm lời nhắn "vui lòng gọi điện hoặc email cho tôi...".

Trưa hôm sau, chủ xe bị đâm gửi email cho tôi. Điều khiến tôi bất ngờ và ấn tượng là lời lẽ trong email thay vì chửi mắng, chị ấy (chủ xe) hỏi thăm tôi có sao không? Xe của tôi có bị hư hỏng chỗ nào không?

Sau đó tôi và chị ấy trao đổi về hướng xử lý với xe bị hư hỏng.

{keywords}

{keywords}
Hành động tương tự trên đất Mỹ được bạn đọc Phạm Trọng Thức chia sẻ

Cách xử lý cũng rất đơn giản và tôi cũng không mất thời gian chạy đi chạy lại. Đơn giản, tôi chỉ cần gọi cho hãng bảo hiểm thông báo vụ việc qua điện thoại, đồng thời cung cấp thông tin liên lạc của chị chủ xe kia.

Những công đoạn tiếp theo bảo hiểm giải quyết, tôi không hề gặp mặt chủ xe.

Sau vài tuần, tôi qua chỗ sửa xe thì thấy xe đã sửa xong. Bản thân thấy yên tâm và nhẹ nhõm.

Chia sẻ của bạn đọc Phạm Trọng Thức nhận nhiều ý kiến chung nhận xét, đây là cách ứng xử văn minh, có văn hóa và đầy tình người ở đất nước văn minh.

Có ý kiến bình luận "Thực tình nếu anh đã để lại lời nhắn thì chẳng ai người ta chửi mắng mình đâu. Tất nhiên ở nơi mà mọi thứ đều nên mua/được bảo hiểm thì việc các công ty bảo hiểm lo là bình thường. Tất nhiên, họ sẽ trừ điểm anh để năm sau anh sẽ phải mua bảo hiểm cao hơn... Ở Việt Nam, bạn trẻ kia còn chẳng bị bắt đền vì người chủ xe bao dung và dễ tính. Đâu cũng vậy thôi, người biết điều sẽ cư xử lịch sự."

{keywords}

Hồi đáp của chủ xe khiến tác giả bất ngờ. "Xin chào, tôi là Silvia. Tôi đã nhận được mẩu giấy nhắn của bạn đêm qua. Bạn ổn cả chứ? Không bị thương đấy chứ? Hy vọng là không, cám ơn đã để lại giấy nhắn kèm theo thông tin liên lạc. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy xe của mình bị đẩy lên vỉa hè sáng nay. Nhìn vào thanh chống va đập và lực đâm vào nó, tôi hình dung ra xe của bạn có lẽ cũng bị hư hại nhiều. Đây là điều không may mắn cho cả hai chúng ta"...

Ý kiến khác thì cho rằng, tất nhiên nền giáo dục của Mỹ rất tốt nên họ sống có trách nhiệm và tình người. "Tuy nhiên xã hội muôn màu, nếu chỉ dựa vào giáo dục không thôi thì chưa đủ, mà phải đi kèm với hệ thống luật pháp chặt chẽ và ý thức tuân thủ pháp luật..." - một bạn đọc nêu quan điểm.

Mời bạn đọc chia sẻ những câu chuyện cảm động, những bài học ý nghĩa... gặp trên đường đi công tác hay du lịch nước ngoài, và cả những ngẫm ngợi của bạn khi nghĩ về Việt Nam. Chia sẻ gửi về banxahoi@vietnamnet.vn. Bài viết, câu chuyện phù hợp sẽ được đăng tải.

Phạm Trọng Thức (Mỹ)