Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN cho biết: Tổng số tiền mà EVN nợ PVN hiện đã lên tới 14.000 tỷ đồng; trong đó chủ yếu là nợ tiền mua điện của Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) - đơn vị trực thuộc PVN.
EVN vẫn nợ PVN 10.000 tỷ chưa trả
Điện phải tăng giá để bù lỗ 26.000 tỷ cho EVN
EVN lời lớn nhưng không giảm giá
Khống chế lãi của EVN qua giá điện
Điện phải tăng giá để bù lỗ 26.000 tỷ cho EVN
EVN lời lớn nhưng không giảm giá
Khống chế lãi của EVN qua giá điện
Theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hiện PVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang làm việc về số nợ trên, để phấn đấu chưa trả ngay thì trả dần.
“Chúng tôi không hy vọng giải quyết được ngay mà chỉ hy vọng sẽ giải quyết được phần nào thông qua các buổi làm việc sắp tới với lãnh đạo cấp cao của EVN. EVN cũng phải trả dần để đảm bảo hiệu quả sản xuất cho PV Power vì tổng công ty này cũng phải đi vay, nếu để số nợ quá lớn, kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận”, ông Thực cho biết.
Cũng theo lãnh đạo PVN, nợ của EVN đã gây nên nợ dây chuyền giữa các đơn vị thuộc PVN. Hơn nữa, khoản nợ đó đã làm cho bức tranh kinh tế của không ít các đơn vị thuộc PetroVietnam bị “méo mó”.
Tại cuộc họp báo Quý III/2012 vào chiều 8/10, ông Thực cho biết thêm: Tính đến hết tháng 9/2012, tổng mức đầu tư theo chứng nhận đầu tư của PVN ra nước ngoài đã lên tới 5,28 tỷ USD, tập trung vào 3 lĩnh vực chính gồm thăm dò khai thác dầu khí, thăm dò khoáng sản và kinh doanh xăng dầu. Đến nay bước đầu PVN đã đạt tổng doanh thu khoảng 2,6 tỷ USD; cũng như đã chuyển 1,8 tỷ USD trong tổng vốn đăng ký đầu tư gần 5,3 tỷ USD cho các dự án đầu tư ra nước ngoài.
“Chúng tôi không hy vọng giải quyết được ngay mà chỉ hy vọng sẽ giải quyết được phần nào thông qua các buổi làm việc sắp tới với lãnh đạo cấp cao của EVN. EVN cũng phải trả dần để đảm bảo hiệu quả sản xuất cho PV Power vì tổng công ty này cũng phải đi vay, nếu để số nợ quá lớn, kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận”, ông Thực cho biết.
Cũng theo lãnh đạo PVN, nợ của EVN đã gây nên nợ dây chuyền giữa các đơn vị thuộc PVN. Hơn nữa, khoản nợ đó đã làm cho bức tranh kinh tế của không ít các đơn vị thuộc PetroVietnam bị “méo mó”.
Tại cuộc họp báo Quý III/2012 vào chiều 8/10, ông Thực cho biết thêm: Tính đến hết tháng 9/2012, tổng mức đầu tư theo chứng nhận đầu tư của PVN ra nước ngoài đã lên tới 5,28 tỷ USD, tập trung vào 3 lĩnh vực chính gồm thăm dò khai thác dầu khí, thăm dò khoáng sản và kinh doanh xăng dầu. Đến nay bước đầu PVN đã đạt tổng doanh thu khoảng 2,6 tỷ USD; cũng như đã chuyển 1,8 tỷ USD trong tổng vốn đăng ký đầu tư gần 5,3 tỷ USD cho các dự án đầu tư ra nước ngoài.
Tổng số tiền mua điện mà EVN nợ PVN hiện đã lên tới 14.000 tỷ đồng. |
Lợi nhuận từ khai thác dầu khí từ nước ngoài chuyển về nước đến nay đạt 282 triệu USD.
Cộng dồn đến tháng 9/2012, PVN đã khai thác 2,2 triệu tấn dầu quy đổi, đạt doanh thu khoảng 1,02 tỷ USD. Ngoài ra, tập đoàn còn có 1,57 tỷ USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu ở nước ngoài, nhưng lợi nhuận từ mảng kinh doanh này không nhiều.
Sản lượng dầu PVN khai thác ở nước ngoài chủ yếu đến từ các mỏ ở khu vực Nhennhexki - Liên bang Nga và Junin 2 ở Venezuela. Các mỏ dầu ở Venezuela mà PVN tham gia khai thác có thể cho sản lượng 200.000 thùng/ngày trong tương lai.
(Theo Dân trí)