Hệ thống sập khiến Facebook phải dùng đến tài khoản Twitter để thông báo tới người dùng và cho biết đang khắc phục sớm nhất có thể.
Sau khi sự cố xảy ra với các dịch vụ của Facebook, cả Messenger, Instagram và ứng dụng WhatApps, nhiều người nhận định mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang bị hacker tấn công. Trong đó, nhiều ý kiến nghiêng về khả năng hacker đang tấn công ồ ạt vào Facebook bằng hình thức từ chối dịch vụ (tấn công DDoS).
Sự cố sập Facebook toàn cầu khiến nhiều người nghi ngờ mạng xã hội lớn nhất hành tinh bị hacker tấn công |
Tuy nhiên, phản ứng lại các nhận định này, người phát ngôn của Facebook, Tom Parnell khẳng định: "Chúng tôi xác nhận rằng không có cuộc tấn công nào của hacker vào Facebook. Chúng tôi đang điều tra các vấn đề và hướng giải quyết. Facebook đang thực hiện bảo trì và sự cố không liên quan đến hacker".
Ngoài ra, Facebook cũng cho biết đang điều tra các vấn đề liên quan đến lỗi của những API (giao diện lập trình ứng dụng, phần mềm trung gian cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau).
Thông báo lỗi khi truy cập Facebook rạng sáng 14/3 |
Trước đó, sáng 14/3, cả phiên bản web và ứng dụng Facebook trên điện thoại đều gặp phải vấn đề nghiêm trọng.
Khi truy cập vào bản web và cả ứng dụng Facebook trên di động, người dùng đều nhận được thông báo, mạng xã hội này đang dừng hoạt động để bảo trì, có thể truy cập lại khoảng vài giờ sau đó.
Sự cố xảy ra nhiều nơi trên thế giới và các hoạt động tải lên hình ảnh, video hay cập nhật thông tin của người dùng đều tê liệt.
Đến trưa ngày 14/3, trên trang web ghi nhận các sự cố mạng Downdetector vẫn có hàng trăm lượt báo cáo về sự cố lỗi khi truy cập các dịch vụ của Facebook.
Hải Nguyên (tổng hợp)
Người dùng Facebook than trời vì không thể gửi ảnh, chat thoại qua Messenger
Ngay trước khi sự cố xảy ra với Messenger, hai bộ công cụ vốn rất phổ biến với người dùng Việt Nam là Google Drive và Gmail cũng gặp phải vấn đề nghiêm trọng.