Nói một cách khác, mỗi số Điểm tuần là câu chuyện kể lại những tin tức thời sự nổi bật bằng một ngôn ngữ mới, phong cách mới, gần gũi và dí dỏm. Chuyên mục đã góp phần kéo khán giả trẻ tuổi, những người vốn chỉ theo dõi tin tức trên mạng xã hội, bằng smartphone, trở lại ngồi trước màn hình tivi vào mỗi trưa thứ Bảy hàng tuần. Để rồi sau khi xem xong, họ tiếp tục lan tỏa những tin tức của VTV một lần nữa trên Internet bằng những bình luận hài hước không kém người dẫn chương trình - BTV Việt Hoàng.
Chia sẻ dưới những video Điểm tuần hàng triệu view trên các mạng xã hội, khán giả luôn cảm thấy "đã đời" với cách làm tin tức "đặc biệt" và không lẫn đi đâu được của Việt Hoàng. "BTV mặn nhất VTV", "MC quốc dân"… là những biệt danh thương yêu mà nhiều khán giả dành tặng chàng BTV này.
Năm nay, Việt Hoàng là một trong những gương mặt được đề cử ở hạng mục Dẫn chương trình ấn tượng của VTV Awards 2020. Ngay khi có mặt trong danh sách này, rất nhiều khán giả đã bày tỏ sự yêu thích và ủng hộ cho nam BTV.
Tôi thấy mình quá may mắn khi để lại được chút ấn tượng đối với khán giả. Và chính vì mọi người trìu mến gọi là "mặn", nên may mắn đó càng rõ. Bởi nếu là người xem VTV lâu năm, sẽ biết ngay có rất nhiều thế hệ phóng viên, biên tập viên trước kia "mặn mà" và sâu sắc như thế nào.
Chỉ vì tôi đang sống trong giai đoạn bùng nổ của mạng xã hội nên sản phẩm được tiếp cận tới đông đảo khán giả hơn mà thôi. Trình độ của tôi không là gì so với các tiền bối đó cả. Thậm chí ngay bây giờ, có những đàn anh ở Đài tôi rất ngưỡng mộ và xem đều mỗi sản phẩm của họ để học hỏi. Ví dụ như biên tập viên Quốc Khánh hay nhà báo Hồng Quang.
Còn nếu hỏi tôi thích biệt danh nào nhất thì thôi tôi chọn "Anh da nâu" đi. Vì tôi thấy thỏa mãn khi "đánh lừa" thành công thị giác của khán giả. Yên tâm là nếu gặp tôi ngoài đời mà vẫn gọi "nâu" thì đúng là ưu ái quá rồi!
Thực ra mục Điểm tuần trên Chuyển động 24h mà chúng tôi đang sản xuất không hẳn là một Bản tin Thời sự.
Nó gần với một chương trình bình luận, vì có góc nhìn và cá tính riêng. Có lẽ chính nhờ vậy mà nó đọng lại trong khán giả những cảm xúc và suy nghĩ rõ nét hơn so với tin tức thô.
Ngoài ra như tôi nói ở trên, một lợi thế lớn so với thế hệ đi trước, đó là chúng tôi đang sống và làm việc trong thời đại số, thời đại của mạng xã hội. Thời mà người ta luôn nói là cực kỳ khó khăn, thậm chí đe dọa sự tồn tại của truyền hình.
Nhưng nếu nhìn ngược lại thì chính thời đại này giúp chúng tôi gần gũi để hiểu khán giả hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà những cái gọi là "trend" (xu hướng) mới được nhận diện để pha trộn vào các sản phẩm, tạo sự thú vị đối với khán giả.
Thú thật thì việc sản xuất mục Điểm tuần với tôi giống như một người đàn ông phải mò mẫm vào bếp nấu cơm vậy. Lúc làm thì vật vã, chán ghét, rối bời.
Lúc xong, nếu may mắn thành công thì cũng hân hoan, thanh thản. Nhưng nếu thất bại thì vừa bực vừa cay cú. Mà tôi thì chắc chắn là chuẩn đàn ông kém nấu ăn rồi, nên thất bại vẫn là chủ yếu.
Buồn là những cảm xúc đó tuần nào cũng giống nhau, chưa "tiến bộ" hơn chút nào, dù tôi làm công việc này cũng đã 4 năm.
Hậu trường BTV Việt Hoàng chuẩn bị nội dung, kịch bản trước giờ lên sóng Điểm tuần
Còn nói kỹ hơn về khâu sản xuất thì tôi thuộc tuýp người làm việc… không được khoa học cho lắm.
Thông thường tôi mất ít nhất nửa ngày để xem lại các chất liệu và câu chuyện đáng chú ý trong tuần. Rồi tha thẩn suy nghĩ mất khoảng nửa ngày nữa, từ chiều tối thứ Sáu đến tầm 2h sáng thứ Bảy. Sau đó chợp mắt rồi 5-6h sáng mới "cong đuôi" ngồi nặn từng dòng kịch bản đến 10h30 sát giờ lên sóng.
Các đồng nghiệp sẽ hỗ trợ làm chất liệu theo kiểu "cuốn chiếu" từng phần kịch bản tôi hoàn thành. Nói chung nếu để nói về cách làm việc của mình thì thực sự chả có gì đáng tự hào cả. Đặc biệt sếp của tôi không nên biết điều này.
Công việc chính của tôi là tổ chức sản xuất các bản tin Chuyển động 24h. Đây là việc giúp tôi bám sát được dòng chảy tin tức và học hỏi từ các sản phẩm của đồng nghiệp.
Tạp chí kinh tế cuối năm cũng là chương trình lớn mà tôi thường tham gia – sản phẩm đòi hỏi nhiều tính sáng tạo và tốn nơ-ron, công sức nhất trong cả một năm. Nhưng nếu gọi là thích thú thì tôi chả dám nhận công việc nào cả vì thẳng thắn mà nói tôi vẫn ham chơi lắm.
Đây là "việc chọn người" chứ không phải "người chọn việc". Một phần cá tính của tôi có lẽ phù hợp với việc sản xuất và dẫn mục Điểm tuần. Còn lối dẫn hơi theo kiểu trào phúng là do tôi bị "nhiễm" khi xem các show bình luận nước ngoài, như chương trình của John Oliver hay Trevor Noah.
Nhưng người có ảnh hưởng lớn nhất đến tôi với phong cách này lại là một đàn anh ngay trong Đài – biên tập viên thể thao Quốc Khánh. Các bạn có thể theo dõi thường xuyên Bình luận thể thao (trước kia là Ấn tượng thể thao 7 ngày) để thấy rõ hơn điều đó.
Tôi là người ham chơi nên dĩ nhiên có rất nhiều sở thích. Mà khổ nỗi đa phần lại là sở thích "con nít" như chơi điện tử hay sưu tầm mô hình. Đúng là đàn ông không lớn mà chỉ có đồ chơi của họ lớn hơn thôi.
Phải nói rõ rằng tôi không phải là một MC chuyên nghiệp. Tôi thiếu quá nhiều tố chất và kĩ năng để làm công việc MC. Tôi chỉ là một biên tập viên xây dựng và tự dẫn được đúng phần kịch bản của mình mà thôi.
Nếu một ngày nào đó bạn thấy tôi vì "chữa cháy" mà phải lên dẫn thay MC tin tức thì đó sẽ là thảm họa, "gạch đá" sẽ nhiều hơn cả việc cầm điện thoại selfie rồi thủ thỉ với nó.
Dĩ nhiên là không thể rồi. Đến khả năng ứng biến để làm một người dẫn chuyên nghiệp tôi còn chả đủ nữa là đi diễn hài.
Hơn nữa cốt lõi công việc của tôi vẫn là tin tức chính luận chứ không phải làm show giải trí, nên chắc chắn việc trên sân khấu không dành cho tôi.
Còn ở ngoài đời tôi là một người rất bình thường, không có gì nổi bật ngoài làn da của mình. Nếu gặp trực tiếp chắc các bạn sẽ phải thốt lên: "Ôi, sao ông này nhạt thế!".
Theo VTV
Bật mí về 'bà mối' cho MC Diễm Quỳnh và Anh Tuấn thuở mới vào VTV
Trước khi trở thành MC, Diễm Quỳnh là du học sinh tại Trung Quốc, Anh Tuấn là nghệ sĩ chơi Cello, cuộc đời họ chưa từng có lát cắt giao nhau.