Châu Âu, nơi được đánh giá là những quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới, phúc lợi xã hội ổn định, công bằng và nhân văn. Điều này thể hiện ngay ở những người 'hành khất' trên phố.
Tôi 'du lịch' Châu Âu lần đầu tiên khi lên 10 tuổi, qua cuốn truyện Không gia đình của nhà văn Hector Malot. Cuốn sách còn khiến tôi đọc lại nhiều lần cho đến bây giờ. Câu chuyện đời rong ruổi của cậu bé bơ vơ Remi và người thầy Vitali cùng những chú chó lang thang khắp nước Pháp, Anh.. Câu chuyện đã được ngợi ca nhiều về tính nhân văn, tình bạn, tình người... và phần nào cho độc giả thấy cuộc sống Châu Âu, và quan trọng hơn là một phần cuộc đời của những người vô gia cư Châu Âu. Những người vẫn được gọi bằng những danh từ như 'hành khất', 'ăn mày'...
Sau hơn 20 du lịch qua tiểu thuyết, tôi được tận mắt chứng kiến những người 'hành khất' Châu Âu. Tôi tìm lại được những cụ Vitali, bé Remi... trên đường phố Châu Âu hiện đại.
Châu Âu, nơi được đánh giá là những quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới, phúc lợi xã hội ổn định, công bằng và nhân văn. Điều này thể hiện ngay ở những người 'hành khất' trên phố. Nếu ở Việt Nam hay ở các quốc gia đang phát triển khác, những người hành khất thường mang bộ dạng nhếch nhác, tả tơi, phần nhiều là người khuyết tật, thì ở Châu Âu hoàn toàn ngược lại.
Gần như không một người khuyết tật nào làm công việc này, bởi đơn giản, họ đã được hưởng những chế độ phúc lợi xã hội. Chính phủ đã lo cho họ một cuộc sống ổn định, họ không phải trông đợi người khác giúp đỡ. Theo quan sát và cảm nhận của riêng tôi, những người (tạm gọi là) hành khất ở Châu Âu là những người hiểu biết, lịch thiệp và tao nhã nhất.
Họ chủ yếu là các nghệ sĩ, hoặc ít nhất là những người có kiến thức về nghệ thuật. Cuộc đời đẹp thêm biết bao với tiếng đàn violin réo rắt trong ga tàu điện, tiếng ghitar bập bùng trên quảng trường, hay những màn trình diễn vừa đáng yêu, vừa bắt mắt trên phố...
Thật ra tôi không tìm được danh từ nào trong tiếng Việt để nói về những con người tao nhã ấy một cách chính xác nhất, không thể gọi là họ là 'hành khất' vì họ đang bán sức lao động và tài năng để kiếm tiền; không phải cách lê la ăn vạ lòng trắc ẩn như ở ta. Họ cũng không hẳn vô gia cư như cụ Vitali và bé Remi trong chuyện. Đôi khi họ chính là những nghệ sĩ trong những dàn nhạc giao hưởng, sau khi rời nhà hát sang trọng, họ mang tài năng đến với cuộc sống, để tiếng đàn của họ và bản thân họ có nhiều cơ hội hơn.
Nghe có vẻ hơi phi lý và buồn cười ở chỗ, tôi đến từ một nước nghèo như Việt Nam để cho tiền người ăn xin Châu Âu, nhưng vẫn không thể không bỏ vào giỏ của những nghệ sĩ ấy những đồng bạc lẻ. Tiếng đàn réo rắt của họ, những màn trình diễn quá ấn tượng của họ níu chân tôi lại, rồi không thể cứ thế thản nhiên bước đi với cảm giác mình giống như kẻ ăn quỵt.
Cùng chiêm ngưỡng những 'cụ Vitali' trên đường phố Châu Âu.
|
Một ghệ sĩ Đức biểu diễn nhiệt tình trên phố Berlin.. |
![]() |
... người đi đường không thể không thưởng thức và chia sẻ sự cảm kích. |
![]() |
Anh nghệ sĩ đẹp trai khiến người phụ nữ nào đi qua cũng thích chụp ảnh cùng rồi tự nguyện bỏ tiền vào hộp đàn của anh. Tác giả bài viết (ngoài cùng, bên trái) cũng không ngoại lệ |
![]() |
Giả làm tượng đứng bất động ở Rome, Italia, người đi đường sau khi chiêm ngưỡng 'tượng' rồi bỏ tiền vào ca nhỏ phía dưới chân. |
![]() |
Chú hề sặc sỡ thu hút người qua lại ở Barcelona |
![]() |
Biểu diễn bong bóng ở Barcelona |