Chắc hẳn, bạn đã nghe (hoặc nói) câu nói này ít nhất một lần:

Nếu bạn cũng là "đứa con công nghệ" trong nhà như tôi, bạn chắc hẳn đã được cha mẹ, cô dì chú bác của mình nhờ cài Win, sửa... máy in hoặc tư vấn mua điện thoại ít nhất là một lần. Cài Win thì dễ, sửa máy in thì... mang ra bệnh viện máy tính, và mua điện thoại cho người già thì có vẻ cũng đơn giản như vậy. Ra cửa hàng, và "Anh tư vấn cho em một cái điện thoại đơn giản, nghe gọi chủ yếu, người già dùng nên chẳng cần gì mấy. Chip yếu cũng được, cam không cần nhiều chấm, blah blah...".

"Người già dùng nên chẳng cần cái gì cả"? Khi tôi đang viết những dòng này thì mẹ tôi đang gọi Skype với chị họ tôi bên Úc, còn bố tôi thì đang lên Facebook tìm bộ amply thay cho "thớt" Denon mới hỏng trong phòng khách.

Bạn thử đoán xem họ dùng gì?

Câu trả lời là HTC One M7 và Nexus 4.

Có thật "Người già thì chỉ cần nghe gọi là chủ yếu"?

Thực sự, tôi không hiểu nếu biết trước người già "không cần gì nhiều" thì bạn mua smartphone cho họ làm gì? Tại sao bạn không mua những chiếc điện thoại cục gạch có nút bấm to, chữ cái màn hình to, pin lâu gấp smartphone hàng chục lần?

Chắc hẳn, bạn đã nghe (hoặc nói) câu nói này ít nhất một lần:

Nhưng không sao cả, tôi sẽ thay bạn trả lời câu hỏi vì sao nên mua smartphone cho người có tuổi:

- Các ứng dụng OTT trên smartphone sẽ giúp giảm đáng kể chi phí gọi, nhắn tin. Điều này đặc biệt đúng nếu như bạn thường xuyên đi công tác nước ngoài hoặc có họ hàng ở xa. Mỗi lần đi công tác xa nhà, FaceTime, Viber và Skype luôn nằm trong danh sách các ứng dụng được tôi sử dụng nhiều nhất.

- Người già rất thích chụp ảnh. Bạn thích chụp ảnh khoe đồ, khoe bữa sáng thì cha mẹ bạn cũng thích chụp ảnh con cháu, chụp bình hoa mới cắm, chụp góc nhà mới sang sửa lại.

- Smartphone màn hình lớn có thể dùng để đọc báo, đọc truyện và chơi game casual (Lines 98, "Kim Cương", "Đào vàng"). Điều này sẽ giúp làm giảm thời gian trống của cha mẹ bạn (đặc biệt là nếu các cụ đã về hưu) và nhờ đó có thể giúp cho cha mẹ bớt suy nghĩ, buồn phiền.

- Smartphone giúp tiết kiệm rất nhiều các loại chi phí khác. Ví dụ, sau khi hướng dẫn cho bố tôi dùng iPod Touch thì bố không chỉ biết copy các đĩa CD thành AAC trong iTunes mà còn hay lên các trang chia sẻ trong nước để nghe nhạc chứ không mua nhiều như trước.

- Mẹ bạn rất thích xem phim truyền hình trên YouTube. Tôi đảm bảo là như vậy.

Nói tóm lại, người già có thể không tận dụng được hết những gì mà smartphone và tablet mang tới, nhưng nếu như bạn đang tận hưởng chiếc smartphone của bạn ở mức 100% thì cha mẹ bạn cũng có thể đạt mức 60-70%. Xét cho cùng thì công nghệ vẫn có mục đích là giúp cải thiện cuộc sống của con người, và nếu như chiếc smartphone đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống thì chẳng có lý gì cha mẹ bạn lại không được hưởng những điều tương tự.

Người già thì không cần camera quá nhiều "chấm"

Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm khi mua smartphone cho người già

Đây là một trong những điểm tôi đã nhắc tới ở trên nhưng vẫn muốn nhấn mạnh một lần nữa. Thực tế, theo kinh nghiệm của tôi thì camera là tính năng được các cụ ưa thích nhất. Thậm chí, nếu cha mẹ bạn cũng thích mang ảnh đi in làm kỷ niệm thì chính họ (chứ không phải là bạn) mới là người cần smartphone có cam "xịn" hơn, bởi chúng ta sẽ chỉ lưu ảnh trong máy hoặc up lên Facebook. Ảnh in đòi hỏi phải có chất lượng ảnh số gốc cao hơn.

Dĩ nhiên, "số chấm" ở đây thì là một phép tượng trưng tương đối về chất lượng ảnh. Bạn không cần phải mua smartphone đến 20MP hay 41MP cho cha mẹ mình, nhưng ngược lại bạn cũng đừng mua những chiếc smartphone cấp thấp 5MP/8MP có màu sắc nhợt nhạt, thiếu sức sống cho người già.

Người già thì chắc chắc sẽ "mù" công nghệ

Cả bạn và cha mẹ bạn đều có thể mang suy nghĩ sai lầm này. Tôi xin phép kể lại câu chuyện tôi giúp anh họ tôi mua smartphone cho bác tôi. Bác nói: "Bác nhiều tuổi rồi, đầu óc chậm chạp, mắt thì mờ, dùng làm sao được mấy thứ đồ phức tạp này?".

Tôi bảo anh tôi nói với bác: "Bác đã chẩn đoán hình ảnh 40 50 năm rồi, cái điện thoại này dễ hơn một tỉ lần mấy cái phim X-quang bác đọc. Anh bảo bác thấy cái gì khó thì cứ hỏi anh chị với thằng Cún nó chỉ cho."(Bác tôi là bác sĩ nghỉ hưu, nay vẫn làm thêm tại bệnh viện tư).

Dĩ nhiên là anh tôi cũng cần thuyết phục bác tôi thêm một vài điểm nữa, nhưng đến giờ thì bác tôi có thể nói là đang "tận hưởng" chiếc Galaxy J được anh mua tặng.

Chắc hẳn, bạn đã nghe (hoặc nói) câu nói này ít nhất một lần:

Khi bạn nói (và nghĩ) rằng người già chắc chắn sẽ mù công nghệ, và khi bạn khuyến khích họ nghĩ theo chiều hướng như vậy thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục mù công nghệ. Gia đình bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều lợi ích mà công nghệ mang tới.

Thực sự, tôi luôn nghĩ rằng việc ai đó cho rằng hễ cứ có tuổi là nên lẩn tránh công nghệ là hết sức sai lầm. Trước khi về hưu, cha mẹ bạn đã từng có hàng chục năm thiết kế bản vẽ xây dựng, cân đối sổ kế toán, sửa chữa thiết bị máy móc, dạy học cho trẻ em... Bạn hãy cứ nghĩ mà xem, những công việc này khó hơn hay là dùng smartphone khó hơn?

Nếu bạn vẫn ngoan cố "cãi" rằng cha mẹ mình chưa bao giờ làm điều gì phức tạp hơn chiếc smartphone thì bạn đang sai lầm nặng nề. Càng ngày, công nghệ càng phát triển cao hơn, cho phép bạn làm được những điều phức tạp hơn trên các thiết bị điện toán. Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng tất cả mọi thứ liên quan đến công nghệ cũng đang trở nên phức tạp hơn. Trái lại, các tác vụ đơn giản như gọi điện, chụp ảnh trên smartphone hay gửi tin nhắn Viber đang ngày trở nên rành mạch, ít gây rối trí hơn trước đây rất nhiều.

Lý do tôi dám khẳng định với bạn như vậy là bởi thiết kế phần cứng hay phần mềm thì cũng luôn phải tuân theo một nguyên tắc tối quan trọng: sản phẩm càng dễ tiếp cận, dễ sử dụng thì càng tốt. Cuộc cách mạng smartphone nổ ra là bởi Apple (và sau này là Samsung, HTC, Sony, LG) đã tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng hơn smartphone BlackBerry, Palm hay Nokia S60 đi trước. Đến ngày hôm nay thì iPhone đã ra đời được 7 năm, và với riêng những tác vụ đơn giản thì cả iPhone lẫn Android đều đã được hoàn thiện đến hết mức có thể rồi.

Chắc hẳn, bạn đã nghe (hoặc nói) câu nói này ít nhất một lần:

Bạn hãy thử đặt mình vào 2 tình huống sau đây để kiểm nghiệm lời nói của tôi: 1, Bạn phải hướng dẫn bố mẹ mình đặt đường tắt ứng dụng từ Program Files lên desktop của Windows XP và 2, Bạn phải hướng dẫn bố mẹ mình đặt đường tắt ứng dụng lên màn hình Home của Android đã chỉnh sang tiếng Việt. Theo bạn tình huống nào dễ dàng hơn?

Nói tóm lại, tất cả những gì tôi muốn nói ở trên là những người đã có tuổi thì vẫn có đủ trí lực để sử dụng smartphone một cách dễ dàng, và rằng chiếc smartphone ngày nay đã đủ hoàn thiện để mang lại một trải nghiệm rất dễ tiếp cận cho cha mẹ bạn. Sau khi chứng kiến bố tôi làm được những điều như copy nhạc từ iTunes trên máy tính vào iPod một cách rành rọt hay tự đăng ảnh lên face thì tôi đã hoàn toàn tin vào năng lực sử dụng công nghệ của người già. Nếu bạn cho rằng cha mẹ bạn không thể sử dụng smartphone được thì bạn thật sự cần phải suy nghĩ lại, rằng những gì mà chiếc smartphone có thể mang lại cho người già cuối cùng thì có khó như những gì mà bạn (và họ) tưởng hay không?

Nhưng, bạn có thể vẫn đưa ra quan điểm phản bác rằng "Mỗi lần tôi định hướng dẫn cha mẹ tôi thì cha mẹ lại gạt đi và nói 'Thôi mua cho tao cái điện thoại cũ cũng được'. Vậy nên tôi cũng nghĩ mua smartphone về rồi vứt xó cha mẹ cũng chẳng dùng, thôi chẳng mua nữa".

Đừng lo, trong phần tiếp theo tôi sẽ bày cho bạn cách để thuyết phục ba mẹ mình lên đời điện thoại thông minh.