W-mắm 12.jpg
Chợ Châu Đốc không chỉ được biết đến với vẻ đẹp cổ kính mà còn nổi tiếng chuyên bán các mặt hàng mắm ở miền Tây. Chợ nằm ngay trung tâm thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), sát biên giới Campuchia. Người dân vẫn thường gọi với cái tên thân thương “vương quốc mắm”.
W-mắm 8.jpg
Các gian hàng nối tiếp nhau thành dãy, với đủ loại mắm như: cá lóc, cá linh, cá chốt, cá sặc… Mắm đặt trong lọ, thau và điểm đặc biệt là được “chất cao như núi”.
W-mắm 1.jpg

Một tiểu thương cho biết, nghề làm mắm nơi đây đã hơn 100 năm. Trước đây, vào mùa nước nổi, cá nhiều, vừa to, vừa béo. Người xưa đã tìm cách chế biến để trữ ăn dần như phơi khô và làm mắm.

“Hầu như loài cá nào cũng đều có thể chế biến thành mắm. Có bao nhiêu cá trên sông thì có bấy nhiêu loại mắm. Tên mắm được đặt theo tên cá để dễ phân biệt”, tiểu thương cho hay.

W-mắm 16.jpg

Theo thời gian, món mắm được bà con trong và ngoài tỉnh ưa chuộng nên xuất hiện các cơ sở chế biến công phu, có bí quyết ướp mắm riêng. Từ đó hình thành nghề làm mắm và thương hiệu mắm nổi tiếng. Chỉ riêng cá lóc đã có thể làm mắm cắt khúc, phi lê, ruột cá… 

W-mắm 9.jpg
Món mắm thái với những sợi đu đủ giòn, thịt cá lóc tan trong miệng, dùng chung với thịt ba rọi cuốn bánh tráng.
W-mắm 3.jpg
Ba khía, món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người miền Tây.
W-mắm 6.jpg
Cá linh đầu mùa được gọi là cá linh non, xương mềm. Đây là lúc cá ngon nhất, được bán giá cao. Mắm cá linh có thể kho với tôm, cá, thịt ba rọi, đặc biệt là dùng để nấu lẩu mắm.
W-mắm 11.jpg
Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, có vị ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm dịu nhẹ của đường thốt nốt. Bánh được bán với giá 5.000 đồng/chiếc.
W-mắm 5.jpg
Anh Nguyễn Chí Hạnh (ngụ tỉnh Vĩnh Long) ghé thăm chợ vào dịp Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam. "Sau khi tham quan, tôi đến chợ mua những món đặc sản làm quà tặng cho bạn bè, trong đó có các sản phẩm mắm, khô. Giá cả niêm yết rõ ràng nên không lo bị chặt chém", anh Hạnh chia sẻ.
Mùa nước nổi về An Giang đi chợ 'ma' lúc nửa đêm

Mùa nước nổi về An Giang đi chợ 'ma' lúc nửa đêm

Chợ "ma” Tha La nơi đầu nguồn biên giới ở An Giang hoạt động từ lúc 3h sáng và kết thúc khi mặt trời ló rạng với những đặc sản mùa nước nổi như cá đồng, ốc, cua, ếch… của dân chài đem bán cho thương lái.