- Sở GTVT đã chính thức tham gia “giải cứu” ùn tắc trên tuyến đường Trường Chinh. Tuy nhiên, biện pháp mà đơn vị này đưa ra có thể khiến nhiều người dân toát mồ hôi vì…sợ!
Ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở GTVT cho rằng, tình trạng ùn tắc trên đường Trường Chinh không phải vì Sở thực hiện phân làn như nhiều phương tiện truyền thông đã nói. Đường Trường Chinh đã được phân làn từ lâu, việc yêu cầu người đi xe máy, đi đúng làn của mình là cách làm chấp hành luật giao thông.
Muốn đi xe buýt, phải… liều
Theo Sở GTVT TP, để chấm dứt tình trạng kẹt xe máy trên đường Trường Chinh, Sở sẽ điều tiết 15 tuyến xe buýt từ làn hỗn hợp sang làn ôtô để ưu tiên làn hỗn hợp cho xe máy lưu thông. Cụ thể, 15 tuyến xe buýt đang lưu thông qua tuyến Trường Chinh mỗi ngày khoảng 2.700 lượt. Như vậy, các trạm dừng xe buýt cũng sẽ được chuyển từ lề đường sang mép dải phân cách cứng sát với làn ôtô.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, trong 2 ngày vừa qua, hàng loạt vị trí trên dải phân cách cứng giữa làn hỗn hợp và làn xe ô tô đã được phá bỏ để chuẩn bị thiết kế khu vực nhà chờ xe buýt. Nhiều hành khách bắt đầu lộ trình trên đường Trường Chinh phải băng qua làn đường hỗn hợp để chờ xe thay vì đứng trên vỉa hè như trước.
Chị Vũ Quỳnh Thư (21 tuổi) làm việc tại phường 15, quận Tân Bình bức xúc: “Bình thường tôi đón xe buýt về nhà ở quận 12 không khó như hiện nay. Khoảng 4h30’ tôi xong việc ở xưởng may nhưng sau đó đứng đợi hơn 30 phút không thấy xe buýt nào.
Hỏi ra mới biết xe buýt không chạy vào đường xe máy. Vậy là tôi phải băng qua đường đón xe, mà những vị trí xe buýt dừng hiện nay cũng chưa có vạch trắng dành cho người đi bộ. Ngay cả nếu có rồi cũng vẫn vô cùng nguy hiểm vì lượng xe máy trên đường lúc nào cũng đông”.
Tương tự, những hành khách khi xuống xe trên đường Trường Chinh cũng phải “nhắm mắt đưa chân” khi qua đường giữa dòng xe dày đặc trong giờ cao điểm. Không ít hành khách, đa số là phụ nữ do không dám băng qua đường đã phải đi bộ trong làn ô tô để đến giao lộ kế tiếp có vạch qua đường dành cho người đi bộ.
Ngoài phương án nói trên, Sở GTVT cũng cho biết, nếu vẫn tiếp tục kẹt xe thì sẽ đề nghị cho phép xe máy lưu thông vào làn ôtô sát làn hỗn hợp. Khi đó, phải lắp đặt dải phân cách giữa các làn để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại cho rằng, việc tăng làn cho xe máy chỉ là cách làm vá víu trước mắt, về lâu dài không thể thu hẹp làn ô tô trên tuyến đường Trường Chinh - con đường huyết mạch của cửa ngõ Tây Bắc thành phố nối ra trục đường Xuyên Á.
Sợi chỉ có buộc được chân voi?
Làn hỗn hợp trên đường Trường Chinh hiện hữu rộng khoảng 9 mét, làn ô tô khoảng 11 mét. So với các tuyến đường lớn khác trên địa bàn TP.HCM thì việc phân làn như vậy là quá bình thường. Tuy nhiên, vấn đề ùn tắc trên đường Trường Chinh xuất phát từ vị trí ngã 3 mũi tàu Trường Chinh - Cộng Hoà.
Vào giờ cao điểm, đặc biệt là buổi chiều, hàng ngàn phương tiện đổ về từ 2 nhánh sau đó được “lùa” vào làn hỗn hợp trên đường Trường Chinh nên xảy ra ùn tắc. Việc di chuyển theo hình chữ Y từ trên xuống là hậu quả của việc quy hoạch hạ tầng nhiều năm trước đó. Tuy nhiên, rất nhiều người trong ngành giao thông vận tải cũng thừa nhận, việc xe máy tăng một cách khủng khiếp như hiện nay là điều họ không thể ngờ.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban An toàn giao thông TP.HCM nói: “Biện pháp cuối cùng, sau khi điều chỉnh làn xe buýt, hạn chế xe tải lưu thông trong làn hỗn hợp giờ cao điểm mà chưa hiệu quả, sẽ phải sử dụng một phần trong cùng của làn ô tô cho xe máy lưu thông”.
Nhưng ông Tường cũng thừa nhận: “Các giải pháp đưa ra nhằm giải cứu ùn tắc trên tuyến Trường Chinh hiện nay chỉ là giải giáp tạm thời chứ không phải về lâu dài. Trước mắt, để di dời các trạm xe buýt từ làn hỗn hợp ra làn ô tô cần gấp rút kẻ các vạch vôi cho người đi bộ qua đường. Nếu không sẽ rất nguy hiểm”.
Hiện Sở GTVT đã giao các khu quản lý giao thông đô thị gắn biển báo cấm các phương tiện dừng đậu tại làn hỗn hợp trên đường Trường Chinh trong giờ cao điểm (từ 6h-8h và 16h-18h). Ngoài các giải pháp trước mắt này, Sở cũng đề nghị các quận 12, Tân Bình, Tân Phú vận động người dân không buôn bán lấn chiếm lòng lề đường và xử lý nghiêm các trường hợp chạy xe ngược chiều.
Theo ghi nhận của VietNamNet trong ngày 10/05, sau khi điều tiết xe buýt đón trả khách từ làn xe hỗn hợp ra làn ô tô, tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm buổi sáng đã có biến chuyển. Tuy nhiên, hiện hành khách đi xe buýt vẫn vô cùng ngao ngán khi phải liều mình băng qua đường giữa dòng xe dày đặc.
Quốc Quang
Ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở GTVT cho rằng, tình trạng ùn tắc trên đường Trường Chinh không phải vì Sở thực hiện phân làn như nhiều phương tiện truyền thông đã nói. Đường Trường Chinh đã được phân làn từ lâu, việc yêu cầu người đi xe máy, đi đúng làn của mình là cách làm chấp hành luật giao thông.
Muốn đi xe buýt, phải… liều
Theo Sở GTVT TP, để chấm dứt tình trạng kẹt xe máy trên đường Trường Chinh, Sở sẽ điều tiết 15 tuyến xe buýt từ làn hỗn hợp sang làn ôtô để ưu tiên làn hỗn hợp cho xe máy lưu thông. Cụ thể, 15 tuyến xe buýt đang lưu thông qua tuyến Trường Chinh mỗi ngày khoảng 2.700 lượt. Như vậy, các trạm dừng xe buýt cũng sẽ được chuyển từ lề đường sang mép dải phân cách cứng sát với làn ôtô.
Tình trạng một bên ùn tắc, một bên thông thoáng ở đường Trường Chinh.
|
Chị Vũ Quỳnh Thư (21 tuổi) làm việc tại phường 15, quận Tân Bình bức xúc: “Bình thường tôi đón xe buýt về nhà ở quận 12 không khó như hiện nay. Khoảng 4h30’ tôi xong việc ở xưởng may nhưng sau đó đứng đợi hơn 30 phút không thấy xe buýt nào.
Hỏi ra mới biết xe buýt không chạy vào đường xe máy. Vậy là tôi phải băng qua đường đón xe, mà những vị trí xe buýt dừng hiện nay cũng chưa có vạch trắng dành cho người đi bộ. Ngay cả nếu có rồi cũng vẫn vô cùng nguy hiểm vì lượng xe máy trên đường lúc nào cũng đông”.
Hiện các nhà chờ xe buýt đã được di dời ra làn ô tô, tuy nhiên chưa có vạch vôi
dành cho người đi bộ băng qua đường. |
Ngoài phương án nói trên, Sở GTVT cũng cho biết, nếu vẫn tiếp tục kẹt xe thì sẽ đề nghị cho phép xe máy lưu thông vào làn ôtô sát làn hỗn hợp. Khi đó, phải lắp đặt dải phân cách giữa các làn để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại cho rằng, việc tăng làn cho xe máy chỉ là cách làm vá víu trước mắt, về lâu dài không thể thu hẹp làn ô tô trên tuyến đường Trường Chinh - con đường huyết mạch của cửa ngõ Tây Bắc thành phố nối ra trục đường Xuyên Á.
Sợi chỉ có buộc được chân voi?
Làn hỗn hợp trên đường Trường Chinh hiện hữu rộng khoảng 9 mét, làn ô tô khoảng 11 mét. So với các tuyến đường lớn khác trên địa bàn TP.HCM thì việc phân làn như vậy là quá bình thường. Tuy nhiên, vấn đề ùn tắc trên đường Trường Chinh xuất phát từ vị trí ngã 3 mũi tàu Trường Chinh - Cộng Hoà.
Buôn bán lấn chiếm lòng lề đường trên đường Trường Chinh.
|
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban An toàn giao thông TP.HCM nói: “Biện pháp cuối cùng, sau khi điều chỉnh làn xe buýt, hạn chế xe tải lưu thông trong làn hỗn hợp giờ cao điểm mà chưa hiệu quả, sẽ phải sử dụng một phần trong cùng của làn ô tô cho xe máy lưu thông”.
Nhiều ý kiến cho rằng, giao thông thắt cổ chai ở mũi tàu đường Trường Chinh - Cộng Hoà là sự thiếu sót của tầm nhìn quy hoạch |
Hiện Sở GTVT đã giao các khu quản lý giao thông đô thị gắn biển báo cấm các phương tiện dừng đậu tại làn hỗn hợp trên đường Trường Chinh trong giờ cao điểm (từ 6h-8h và 16h-18h). Ngoài các giải pháp trước mắt này, Sở cũng đề nghị các quận 12, Tân Bình, Tân Phú vận động người dân không buôn bán lấn chiếm lòng lề đường và xử lý nghiêm các trường hợp chạy xe ngược chiều.
Theo ghi nhận của VietNamNet trong ngày 10/05, sau khi điều tiết xe buýt đón trả khách từ làn xe hỗn hợp ra làn ô tô, tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm buổi sáng đã có biến chuyển. Tuy nhiên, hiện hành khách đi xe buýt vẫn vô cùng ngao ngán khi phải liều mình băng qua đường giữa dòng xe dày đặc.
Quốc Quang