Trong tất cả các nhóm nhập cư tới Mỹ hàng năm, người Hàn Quốc nằm trong nhóm thành công nhất, nhiều người đã đạt được thành tích đỉnh điểm ở đất nước này chỉ trong một thế hệ. Vậy họ đã thực hiện giấc mơ Mỹ của mình như thế nào?
Ron Kim và bố mẹ khi anh còn bé. (Ảnh: BBC Video)
Sunhee và SeoJun Kim rời Hàn Quốc tới Thành phố New York năm 1986. Họ
nhập cư
tới cường quốc số 1 thế giới với niềm hy vọng sẽ mang lại cho cậu con
trai Ron,
lúc đó mới 7 tuổi, mọi cơ hội và lợi thế.
Khi gia đình Kim tới đây cùng với hàng nghìn gia đình Hàn Quốc khác, cấu
trúc xã
hội của thành phố và của cả nước Mỹ đang trải qua những thay đổi lớn.
Hai thập
niên trước, Mỹ đã hủy bỏ hạn ngạch nhập cư dựa trên chủng tộc nên cùng
với các
nhóm nhập cư khác, người Hàn Quốc hưởng lợi từ luật mới này.
Các nhà doanh nghiệp
Nhiều người định cư ở Los Angeles và New York, và khởi nghiệp kinh
doanh. Gần
một nửa người nhập cư Hàn Quốc tới Mỹ mở doanh nghiệp riêng, thường bắt
đầu bằng
các quầy rau quả xanh và hàng nhập khẩu từ quê nhà, sau đó họ mở các
hãng giặt
là và các tiệm nail.
Giáo sư Pyong Gap Min thuộc Đại học Queens ở New York đã dành 30 năm qua
vào
việc nghiên cứu các khuynh hướng di cư của người Hàn Quốc. Ông cho biết,
người
Hàn Quốc phải lấp đầy một khoảng cách khi các thế hệ cao niên già đi.
"Người Do Thái, người Italy, người Ireland, Hi Lạp đã về hưu, đặc biệt
trong
những cộng đồng thiểu số mà các chủ doanh nghiệp da trắng chuyển đi thì
nhóm di
cư Hàn Quốc mới này đã lấp đầy khoảng trống đó", ông Min nói.
Gia đình Kim có một lợi thế khác khi tới Mỹ. TaeHun Cho, một người bạn
của ông
Kim từ thời quân ngũ, đã chuyển tới New York vào năm trước đó và đang
định
nhượng lại cửa hàng. Nhà Kim đã bán hết tài sản của mình ở Hàn Quốc và
có được
một ít tiền, vì thế họ thuê lại cửa hiệu và mở quầy rau East of Eden ở
khu Upper
East Side.
Giống như nhiều người Hàn Quốc khác ở Mỹ, gia đình Kim không giỏi tiếng
Anh nên
họ biết rằng tự kinh doanh là giải pháp tốt nhất.
"Mặc dù có giáo dục cao và thuộc tầng lớp trung lưu, người nhập cư Hàn
Quốc vẫn
đối mặt với rào cản ngôn ngữ lớn hơn so với những người châu Á khác. Vì
thế, họ
không thể tìm được việc làm tương xứng với trình độ học vấn của mình",
giáo sư
Min đánh giá.
Ron Kim và ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. (Ảnh: BBC Video)
Ron Kim, giờ đã ở độ tuổi 30 và hoạt động trong lĩnh vực chính trị ở New
York,
cho biết cộng đồng Hàn Quốc sống ở New York khi gia đình anh tới đây có
vai trò
quyết định đối với thành công ban đầu của họ.
"Nếu không có một mạng lưới người Hàn luôn giúp đỡ nhau thì sẽ thực sự
khó khăn
hơn nhiều, không chỉ trong việc tiếp cận cơ hội để kiếm tiền mà cả trong
việc
gom vốn để kinh doanh", anh nói.
Giống như những người nhập cư trước họ, người Hàn Quốc thường ủng hộ
giúp đỡ
nhau, góp vốn cho vay không tính lãi để giúp cho những người nhập cư mới
đến
khởi nghiệp.
John Kim thuộc Hiệp hội Sản phẩm Hàn Quốc tại New York có cha mẹ nhập cư
tới đây
và mở một cửa hàng bánh kẹo khi anh còn bé, nhắc đến một câu châm ngôn
nổi tiếng
nói về tầm quan trọng của mối quan hệ quen biết đối với người nhập cư ở
đất nước
mới: "Bất kể ai đón bạn ở sân bay, lĩnh vực mà họ kinh doanh chính là
lĩnh vực
mà bạn sẽ tham gia".
Nghị lực
Tất nhiên thành công còn phụ thuộc nhiều
vào nỗ
lực và cống hiến. Quan trọng là phải nhớ rằng những người nhập cư là một
nhóm
đặc biệt
Jacob Vigdor, giáo sư về kinh tế và chính sách công tại trường Đại học
Duke
chuyên nghiên cứu về các mô hình di cư và đồng hóa. Ông nói rằng những
người tự
nguyện rời bỏ quê hương với ngôn ngữ và văn hóa chung để thử sức ở một
đất nước
mới là nhóm người nhiều tham vọng, năng động và nghị lực.
"Ước vọng, thần thoại, huyền thoại... dù bạn gọi là gì thì nó cũng rất
hấp dẫn
đối với một kiểu người nhất định", giáo sư Vigdor nói.
Để thúc đẩy kinh doanh, gia đình Kim đã bán hàng 24 giờ mỗi ngày và đủ 7
ngày
mỗi tuần. Vợ chồng ông làm việc nhiều đến khó tin, đi chợ Hunts Point từ
lúc
trời còn chưa sáng, chất hoa quả và rau xanh đầy chiếc xe tải của mình
để mang
về cửa hàng.
Ron đã dành nhiều thời gian làm việc tại cửa hàng nhưng ông bà Kim cũng
tuyên bố
ngay từ đầu rằng việc buôn bán này không dành cho anh. Họ muốn con trai
phải đặt
việc học lên hàng đầu.
Tình trạng ít cơ hội việc làm cùng với bất ổn chính trị ở Hàn Quốc đã
khiến
nhiều người nước này ra đi. Tuy nhiên, không ít người di cư sang nước
khác còn
vì một lí do nữa: tránh khỏi hệ thống giáo dục cực kỳ cạnh tranh trong
nước. Và
họ nhìn thấy có thể tiếp cận tốt hơn với nền giáo dục Mỹ.
Mối quan hệ giữa hai nước, theo giáo sư Min, cũng góp phần làm gia tăng
số người
Hàn Quốc nhập cư sang Mỹ mỗi năm. Hai bên có mối quan hệ đặc biệt vì sự
tham gia
của Mỹ vào cuộc chiến Triều Tiên 1950-53.
Sự hiện diện của binh lính Mỹ ở Triều Tiên, nhiều người lấy vợ bản xứ
hoặc nhận
con nuôi người Hàn Quốc khi đóng quân tại đây, cùng với sự phổ biến của
truyền
hình Mỹ, đã góp phần phổ cập văn hóa Mỹ tại Hàn Quốc.
Số người Hàn Quốc nhập cư tới Mỹ hiện nay vào khoảng 25.000 mỗi năm song
mỗi thế
hệ đều có những lý do khác nhau.
Những cơ hội mới
Những cơ hội thời gia đình Kim tới New York giờ đây không còn nữa. Vào
giữa
những năm 1980, họ chỉ cần khoảng 5.000 USD là có thể mở một quầy rau
quả trong
thành phố. Còn giờ đây, chi phí sẽ lên tới gần 500.000 USD.
Mặc dù những người nhập cư thế hệ đầu tiên như gia đình Kim đã cực nhọc
làm
những công việc thấp hơn so với trình độ học vấn của họ, chỉ có 9% người
Hàn
Quốc thế hệ thứ 2 tự kinh doanh.
Theo số liệu mới đây, gần 60% người Mỹ gốc Hàn thế hệ thứ 2 đã tốt
nghiệp một
trường đại học 4 năm, và nhiều người Hàn Quốc ở Mỹ ngày nay hành nghề y
hoặc
luật. Cũng có sự gia tăng đáng kể số người Hàn Quốc, như Ron Kim, hoạt
động
trong lĩnh vực chính trị.
Giờ đây, các điều kiện ở Hàn Quốc cũng đã thay đổi. Ron cho biết nếu cha
mẹ anh
ở lại thêm vài năm nữa thì có lẽ họ đã thấy tốt hơn nhiều. Vào những năm
1990,
kinh tế Hàn Quốc tăng mạnh và ít cần thiết phải rời đi nước khác tìm
kiếm cơ
hội.
Ron thừa nhận, cha mẹ anh đã hy sinh nhiều để cho anh lớn lên trên đất
Mỹ và
được tiếp cận các cơ hội vô tận mà họ thấy ở đất nước này.
Thanh Hảo (Theo BBC)