Nguồn năng lượng chứa bên trong sóng đại dương trên thế giới rất lớn; tại một số khu vực có thể đạt hiệu suất 70 MW/km ở đầu sóng. Về lý thuyết, có thể xây dựng các trạm phát điện lớn để chế ngự toàn bộ nguồn năng lượng này và đáp ứng hầu hết nhu cầu năng lượng của chúng ta.
Hiện có khá nhiều công nghệ phát điện năng từ sóng biển thành công và đã được thương mại hóa. Nhà máy điện thương mại từ sóng biển đầu tiên với công suất 30MW được xây dựng ở Bồ Đào Nha bằng công nghệ hình rắn biển Pelamis và 1 nhà máy 100MW tại vương quốc Anh.
Chiến lược năng lượng biển của EU định hướng giá năng lượng sóng 10cent/1Kw vào năm 2030 có thể cạnh tranh với các dạng năng lượng truyền thống khác. Việc khai thác năng lượng từ sóng hiệu quả hơn việc khai thác năng lượng trực tiếp từ gió, do thực tế sóng là dạng năng lượng tập trung hơn gió.
20 quốc gia có công suất khai thác năng lượng sóng cao nhất được thể hiện trong hình trên. Trong đó cao nhất là ở Brazil và New Zealand, sản lượng điện tương ứng là hơn, 372.1 TWh / tháng và 285,6 TWh / tháng. Mặt khác, Nam Phi, Argentina và Úc có hiệu suất năng lượng cao (tương ứng là 85.470, 83.333 và 80.046 kWh / tháng cho mỗi thiết bị).
Giải quyết nhu cầu về cung ứng năng lượng từ nguồn tài nguyên sóng biển |
Việt nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa lý, chính trị và kinh tế không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3260km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo trên thế giới.
Vùng biển nước ta có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ và quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Biển Đông là vùng nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải, chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau.
Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới đến khảo sát và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, nghiên cứu năng lượng sóng biển chuyển thành năng lượng điện được các nước đầu tư nghiên cứu, bao gồm cả Việt Nam.
Tiến sĩ Dư Văn Toán (Viện Nghiên cứu biển và hải đảo) nhận định, trong báo cáo kết quả nhiệm vụ thường xuyên năm 2018, nhu cầu về cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức. Đặc biệt là khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa đang dần cạn kiệt, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, chính vì vậy việc xem xét khai thác các nguồn năng lượng tái tạo trên biển đặc biệt là năng lượng sóng, thủy triều, gió, dòng chảy…
Trong những thập kỷ tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng lẫn bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam và các Bộ ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện như đã được đề cập trong một số các văn bản pháp lý trước đó.
Điệp Lưu
Kết hợp khai thác cùng lúc điện gió và điện mặt trời
Bằng cách kết hợp nguồn năng lượng tái tạo, mô hình kết hợp khai thác giữa điện gió và điện mặt trời đang được ứng dụng rộng rãi ở quy mô tự cung, tự cấp, dành cho hộ gia đình là chủ yếu.