- Theo bảng giá đất bồi thường giải toả mặt bằng đường vành đài 2 vừa được Hà Nội công bố, giá đất cao nhất thuộc về các thửa đất đường Đào Tấn với các thửa ở vị trí số 1 lên tới 100,8 triệu đồng/m2.

Vị trí thứ hai của đường này được bồi thường 48 triệu đồng/m2, vị trí còn lại là 39,36 triệu đồng/m2.

Đối với đường Bưởi, vị trí 1 được định giá là 62,4 triệu đồng/m2; vị trí 2: 35,52 triệu đồng/m2 và vị trí 3, 4: 29,28 triệu đồng/m2.

Các thửa đất ở đường Đội Cấn (đoạn từ Ngọc Hà - Liễu Giai) cao nhất là 88,8 triệu đồng/m2, thấp nhất là 39,96 triệu đồng/m2. Các thửa đất ở đường Hoàng Hoa Thám (đoạn dốc Tam Đa - Bưởi) ở vị trí số 1 có giá 67,2 triệu đồng/m2; vị trí 2: 37,68 triệu đồng/m2; vị trí 3, 4: 30,96 triệu đồng/m2.

{keywords}

Còn đường Cầu Giấy (đoạn địa phận quận Ba Đình) có giá cao nhất 79,2 triệu đồng/m2 ờ các thửa vị trí 1; 42 triệu đồng/m2 vị trí thứ hai và 34,08 triệu đồng/m2 cho các thửa vị trí 3,4.

Đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy dài 6,4 km với tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6,4 nghìn tỷ đồng) đã được khởi công xây dựng từ 22/3/2012, dự kiến hoàn thành vào năm 2015.

Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km. Tuyến đường chạy qua các điểm khống chế như Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy tạo thành một vòng tròn vành đai khép kín.

Trước đó, đoạn đường Trần Phú kéo dài nối với Kim Mã dài 450 m, có điểm đầu giao với nút Lê Trực - Trần Phú - Ông Ích Khiêm, điểm cuối giao với Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Sơn Tây.

Đây được coi là dự án có chi phí đầu tư kỷ lục ở Hà Nội, với tổng đầu tư khoảng 225 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 18 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 150 tỷ đồng...

Con đường “đắt nhất hành tinh” - đường vành đai I (Ô Chợ Dừa - Hoàng cầu) chỉ dài hơn 500m nhưng tổng mức đầu tư lên đến hơn 700 tỷ đồng.

Duy Anh