Người tiêu dùng là nữ giới độ tuổi 25-35 tuổi tại thành thị đang ngày càng có nhiều hơn lựa chọn về trang phục, phù hợp với nhu cầu, gu thời trang và túi tiền của mình từ sản phẩm bình dân đến trung cấp, cao cấp.

{keywords}
Nhiều thương hiệu thường xuyên giảm giá, ưu đãi song mức giá vẫn ngang hoặc cao hơn so với các thương hiệu ngoại (Ảnh: Hạ An)

Việt Nam đã từng có thương hiệu thời trang “vang bóng một thời” như NinoMax, PT2000, Blue Exchange nhưng đến nay dù còn tồn tại, các thương hiệu thời trang này lại khá mờ nhạt. Lý giải cho điều này có thể do các nguyên nhân như sự cạnh tranh của các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam không chỉ các cửa hàng bán trực tiếp mà còn thông qua các chủ hàng bán đồ xách tay và quan trọng hơn đó sự cạnh tranh của chính các thương hiệu Việt mới xuất hiện hoặc có sự chuyển mình tương đối mạnh mẽ, đánh vào phân khúc cao hơn của thị trường như Elise, IVY Moda, Canifa…

Khảo sát tại nhiều cửa hàng thời trang thương hiệu Việt cho thấy, với mức giá niêm yết, các sản phẩm Việt Nam có giá ngang bằng hoặc cao hơn so với các thương hiệu thời trang fast- fashion như H&M, Mango, Zara.

Chẳng hạn, một sản phẩm áo khoác bé gái tại IVY Moda có giá từ 990 nghìn đồng - 1,49 triệu đồng, trong khi tại H&M hay Zara mức giá cho sản phẩm cùng loại chỉ từ 700 nghìn đồng - 990 nghìn đồng. IVY Moda mới sản xuất, ra mắt thị trường thời trang sản phẩm thời trang IVY kid từ năm 2017, tức là được gần 2 năm trở lại đây cùng với IVY men, mở rộng hơn tập khách hàng của mình. Đại diện IVY Moda xác định đây là “sự chuyển mình mạnh mẽ hơn” để đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường về các sản phẩm thời trang cao cấp.

Tương tự, nhiều sản phẩm sơ mi nữ tại IVY Mode, Elise hay Eva de Eva được niêm yết với giá từ 990 nghìn đồng, tương đương giá tại H&M và Zara.

Thậm chí, nhiều sản phẩm như áo khoác dạ, áo da, các thương hiệu Việt có giá cao hơn khá nhiều so với giá bán sản phẩm cùng loại của thương hiệu ngoại. Khảo sát tại Elise cho thấy, các mẫu áo khoác dạ của thương hiệu này có giá từ 3,5 triệu đồng cho đến 5,5 triệu đồng, cá biệt có thương hiệu áo khoác có giá từ 6-7 triệu đồng.

Nhiều sản phẩm áp dụng các chương trình giảm giá 30-50%, giá bằng, thậm chí cao hơn các sản phẩm tương đương tại các thương hiệu Zara, H&M.

{keywords}
Các sản phẩm tại IVY Moda có giá bán khá cao so với mặt bằng chung (Ảnh: H.A)

Điển hình như mặt hàng chân váy tại Eva de Eva có giá niêm yết 1,8 triệu đồng, khi áp dụng chương trình sale 50% vẫn ở mức giá 900 nghìn đồng.

Những so sánh đắt, rẻ thực chất cũng chỉ là một tiêu chí khi đặt lên bàn cân so sánh giữa các thương hiệu Việt Nam và các thương  hiệu bình dân quốc tế như H&M, Zara, Mango… bởi người mua khi quyết định mua sẽ còn có nhiều tiêu chí khác như thói quen, và xu hướng gần đây là họ quan tâm nhiều hơn đến xuất xứ hàng hoá.

{keywords}
Nhiều người dùng vẫn lựa chọn các thương hiệu Việt để ủng hộ hàng Việt (Ảnh: H.A)

Chị T. Thuý, một nhân viên ngân hàng cho biết, khi đi sắm đồ, gia đình tôi thường ưu tiên chọn các nhãn hàng Việt. Cá nhân tôi nhận thấy chất lượng hàng may mặc Việt không hề thua kém các thương hiệu nước ngoài, tất nhiên là so sánh cùng phân khúc.

"Về giá cả, các nhãn hàng khác nhau sẽ có giá khác nhau. Tuy nhiên, nếu so sánh cùng phân khúc, tôi thấy nhìn chung giá của hàng Việt thường tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so với hàng nhập, nhưng mình là người Việt thì ưu tiên dùng hàng Việt hơn", chị Thuý nói.

{keywords}
Một thương hiệu sử dụng cả hai loại nhãn mác, có sản phẩm ghi rõ đơn vị sản xuất và có sản phẩm không ghi thông tin gì (Ảnh: H.A)

Ưu tiên hàng Việt hơn nhưng thời gian gần đây, có không ít vụ việc xảy ra khiến niềm tin, yêu của người dùng không khỏi lung lay. SEVEN.AM mới đây đã cho đóng cửa nhiều cửa hàng quần áo chờ kết luận từ cơ quan điều tra liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Khảo sát tại nhiều cửa hàng khác, phần lớn các thương hiệu thời trang Việt đều có nhãn mác ghi rõ Made in Vietnam và tên, địa chỉ công ty sản xuất. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, thương hiệu bao gồm cả hai loại nhãn mác, nhãn mác ghi rõ made in Vietnam và nhãn mác chung chung, không ghi rõ sản xuất tại quốc gia nào mà chỉ có tên thương hiệu.

(Theo Bizlive)