Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong ngành nông nghiệp. Những khó khăn này được biết đến là những vấn đề như sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; nguy cơ từ tác động biến đổi khí hậu; môi trường và dịch bệnh; đầu ra cho nông sản gặp khó khăn; sự hợp tác Quốc tế chưa có sự đột phá để tạo ra sản lượng xuất khẩu nông sản cạnh tranh trên thế giới.
Nhằm dần tháo gỡ những khó khăn này, nông nghiệp công nghệ cao đang là hướng đi mở ra nhiều cơ hội đối nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu nông sản.
Bằng nên công nghệ kỹ thuật số phát triển nhanh nhất hiện nay là GIS (hệ thống thông tin địa lý) cho phép các nhà nông nghiệp phân tích các dữ liệu về môi trường, theo dõi sự phát triển của cỏ dại, cung cấp dữ liệu về loại đất, hạn hán, lũ lụt cùng nhiều yếu tố khác giúp quá trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm và dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
Bàn về vai trò của công nghệ GIS khi ứng dụng vào nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, hàng chục năm nay, tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển và các tổ chức quốc tế đã ứng dụng công nghệ GIS trong những hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.
Tại một Hội nghị về công nghệ GIS, các nhà khoa học đã nhất trí rằng cần phải ưu tiên đưa GIS vào ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu và quy hoạch sản xuất nông nghiệp và trồng trọt cũng như hoạt động bảo vệ môi trường một cách bền vững và hạn chế những suy thoái đang diễn ra.
GIS giúp chúng ta xác định được những đòi hỏi về lương thực và đất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu nông sản để đáp ứng một cách tối ưu trên từng vùng, từng khu vực và quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Để từ đó, các biện pháp và chỉ dẫn để bảo vệ môi trường sẽ được vạch ra song song cùng với nhu cầu về trồng trọt và sản xuất nông sản.
Từ những điều này, chúng ta có thể thấy tiềm năng ứng dụng GIS trong định hướng sản xuất nông nghiệp được ngày càng mở rộng và chứng minh tính hiệu quả, dần trở thành một công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với các chuyên gia quy hoạch cũng như các nhà nông nghiệp.
So với bản đồ thông thường, GIS đưa đến nhà nghiên cứu nông nghiệp các dữ liệu thể hiện từng lớp bản đồ tại vùng nghiên cứu. Các dữ liệu thể hiện không chỉ ở bề mặt, mà còn cho thấy các tầng đá gốc, loại đất, thảm thực vật và các yếu tố khác. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số này rất hữu ích khi nghiên cứu vùng đất mới để sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm khoản lớn chi phí nghiên cứu bởi các số liệu về cấu trúc đất đã được lưu trữ trên hệ thống thông tin địa lý GIS.
Từ nhiều năm nay, Viện phát triển tài nguyên đất đai tại Bangladesh đã ứng dụng thành công GIS trong hoạt động quản lý và phân tích thông tin tài nguyên đất đai, tổ chức khảo sát thông tin về tài nguyên đất, cấu trúc đất, loại đất, khả năng phát triển, quản lý đất và phân bón cho đất, khuyến nghị về sử dụng phân bón, cây trồng thích hợp, nâng cao tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu nông sản.
Ngoài ra, Viện phát triển tài nguyên đã ứng dụng công nghệ GIS cho ra đời 44 loại bản đồ khác nhau liên quan đến tình trạng dinh dưỡng đất, tình trạng sử dụng đất, sử dụng phân bón, tỷ lệ đất nhiễm mặn,…