Trên lề đường 3/2 chiếc xích lô đậu nép vào gốc cây xanh bên đường. Trên xe người đàn ông đang say sưa giấc ngủ. Chỉ còn 30 phút nữa là giao thừa năm cũ nhường cho năm mới. Thế mà, người đàn ông vẫn ngủ, không mảy may quan tâm đến thế sự. Bổng một bàn tay đập nhẹ. Bác ơi, bác ơi . . .
Người con gái tuổi ngoài hai mươi đi cùng một thanh niên cùng trạc tuổi đến cạnh chiếc xích lô. Cả hai ăn vận lịch sự lay nhẹ người đàn ông tỉnh giấc. Giọng cô gái nhỏ nhẹ : “Chúng cháu có chút quà năm mới biếu bác. Chúc bác nhiều sức khỏe”. Có phải cô tiên đây không ? Nằm mơ hay là sự thật ? Gương mặt người đàn ông biều lộ sự ngạc nhiên và sự biết ơn trước một người trẻ tuổi chưa hề quen biết.
Ông là Lê Văn Lộc 55 tuổi hàng chục năm hành nghề đạp xích lô và cũng chừng thời gian ấy ông ngủ dưới tán cây này. Ông Lộc quê ở Long An có 3 con. Ông nói 2 đứa lớn đã có gia đình nhưng quá khó khăn bữa đói bữa no không đủ sức lo cho bản thân huống chi nghĩ đến cha mẹ. Ông hàng ngày rong ruổi trên khắp ngã đường trong thành phố đổ giọt mồ hôi đổi lấy bát cơm để rồi có được chút tiền còm cõi nào gởi về quê nuôi vợ và đứa con gái nhỏ đang học lớp 9.
Đôi trai gái trao quà cho ông Lộc rồi trở ra nhập đoàn với một nhóm thanh niên đứng đợi bên ngoài. Nhóm thanh niên tiếp tục lên đường xuôi về Phú Lâm. Trên đường đi, nhìn thấy những chiếc xích lô trên vỉa hè họ tấp vào. Vẫn lễ phép ôn tồn vẫn một giọng nói thiết tha. Hết đôi thanh niên này đến đôi khác ghé vào từng người. . .
Ôm vòng xoay Phú Lâm, nhóm thanh niên ngược đường Hậu Giang để về Chợ Lớn. Đổ cầu Hậu Giang, sát mái hiên của căn nhà, trên chiếc xích lô, một người đang ngủ. Nhóm thanh niên tiếp cận lay dậy. Một ông già tóc bạc phơ gương mặt sạm nắng tỉnh giấc. Ông tiếp nhận túi quà và bao thư từ những người trẻ tuổi.
Ông là Đoàn Văn Út, 62 tuổi quê ở Gò Đen. Gia đình ông không một tất đất cắm dùi ăn nhờ ở đậu khắp nơi. Cuối đời rồi ông vẫn chưa có một mái nhà nên phải lên Sài Gòn đạp xe kiếm sống. Mỗi ngày vài chục ngàn ông ăn tiêu tằn tiện dè xẻn để còn có chút tiền thừa mang về cho bà nhà và mấy xấp nhỏ. Nhìn ông nhóm thanh niên ái ngại. Giữa thành phố với những náo nhiệt của phố phường ông lầm lũi sống, lầm lủi tìm chỗ yên giấc. Thế mà, những người đạp xích lô như ông vẫn phải cố mà tìm lấy miếng ăn.
Tâm sự với ông, chúng tôi được biết hiện nay khách đi xe của ông phần đông chỉ là những bạn hàng cũng nghèo khó như ông nên thu nhập không nhiều. Ông không dám kêu giá cao bởi hiện nay xích lô là phương tiện không còn phù hơp. Không chở thì nhiều loại xe khác sẽ sẵn sàng thay thế. Chén cơm ông sẽ vơi đi. . .
Trước chợ Bình Tây, một người phụ nữ còn khá trẻ đang nhặt nhạnh những phế liệu vụn vặt chất lên xe. Những bao tải to đầy ắp phế liệu máng chung quanh chiếc xe đạp. Túi quà được trao đến chị. Chị ngập ngừng rồi lý nhí nói lời cảm ơn. Quê chị ở Bắc Giang. Chị nói : “ngoài ấy khổ lắm làm mãi không đủ ăn. Vào đây nhặt phế liệu thế này mặc dù thức trắng cà đêm hôm nào khá cũng được hơn trăm ngàn.
Nhóm thanh niên ái ngại nhìn chị. Quần áo mỏng manh. Một chiếc áo ấm được nhóm mang ra khoác lên người chị. Chị xúc động không nói nên lời.
Cũng trên đường Hậu Giang, nhiều mảnh đởi nghiệt ngã đã được nhóm thanh niên tìm đến. Một túi quà, một phong bì được trao đến từng người. Và cũng tùy theo hoàn cảnh thực tế có người được tặng luôn áo ấm. Gió khuya đêm cuối năm lộng về. Bên vệ đường người phụ nữ luống tuổi đang chắc lọc từ những thứ mà không ai dung đến để cho vào bao. Dường như chị đang lạnh. Tấm áo trên người không đủ bao bọc lấy số phận mỏng manh. Từ sau lưng chị, một bàn tay nhỏ khoác lên người chị chiếc áo ấm. Chị hồn nhiên toét miệng cười và nói lời cám ơn.
Trên khung trung, những chum pháo hoa bắt đầu rực sáng. Đã qua năm mới. Nhóm thanh niên đến đầu đường Hải Thượng Lãn Ông. Bên kia đường, một người đàn ông nhiều tuổi đang say sưa làm việc. Ba đưa cháu nhỏ vẫn không ngủ theo ông tung tăng chạy nhảy gần đó. “Nhiều năm rồi một thân già này phải nuôi ba đưa cháu nội cút côi. Cha nó mất trong một tai nạn cách nay 3 năm. Mẹ nó bỏ chúng ra đi tìm duyên mới và chưa một lần trở lại để gánh nặng này cho tôi”. Ông rớm nước mắt kể lại những khổ lụy của cuộc đời đã từng vây lấy ông. Túi quà được trao cho ông. Ông đón nhận trong niềm vui vô bờ. Có lẽ lâu lắm chưa có một người nào quan tâm tới ông. Ông nói, giá mà túi quà này là của mẹ chúng nó thì chắc năm mới này 3 đưa trẻ kia sẽ tìm được hơi ấm trong vòng tay mẹ . . .
Còn quá nhiều mảnh đời trong đêm giao thừa đang lầm lũi mưu sinh. Công việc của họ tuy lam lũ nhưng thật sự trong sạch tinh khiết. Họ bán mồ hôi trong đêm khuya để đổi lấy bát cơm.
Có khoảng 30 người tham gia đi phát quà cho những mảnh đời bất hạnh trong đêm giao thừa. Họ là những thanh niên, hàng ngày lao động trong công sở, ở xí nghiệp, công trường. Họ đã gặp nhau ở cùng một điểm: dành tình thương cho những mãnh đời không may mắn.
Chi phí cho 100 phần quà phát trong đêm giao thừa này hơn 12 triệu đồng là sự đóng góp của những thành viên này. Chị Mỹ Diên, một cô gái trẻ được cả nhóm tín nhiệm như con chim đầu đàn cho biết, tất cả đều tự nguyện, tất cả đến với nhau bắng tấm lòng để cùng nhau mở rộng vòng tay nhân ái. . .
Trần Chánh Nghĩa
Người con gái tuổi ngoài hai mươi đi cùng một thanh niên cùng trạc tuổi đến cạnh chiếc xích lô. Cả hai ăn vận lịch sự lay nhẹ người đàn ông tỉnh giấc. Giọng cô gái nhỏ nhẹ : “Chúng cháu có chút quà năm mới biếu bác. Chúc bác nhiều sức khỏe”. Có phải cô tiên đây không ? Nằm mơ hay là sự thật ? Gương mặt người đàn ông biều lộ sự ngạc nhiên và sự biết ơn trước một người trẻ tuổi chưa hề quen biết.
Trước giờ xuất phát, chị Mỹ Diên phân công từng người |
Ông là Lê Văn Lộc 55 tuổi hàng chục năm hành nghề đạp xích lô và cũng chừng thời gian ấy ông ngủ dưới tán cây này. Ông Lộc quê ở Long An có 3 con. Ông nói 2 đứa lớn đã có gia đình nhưng quá khó khăn bữa đói bữa no không đủ sức lo cho bản thân huống chi nghĩ đến cha mẹ. Ông hàng ngày rong ruổi trên khắp ngã đường trong thành phố đổ giọt mồ hôi đổi lấy bát cơm để rồi có được chút tiền còm cõi nào gởi về quê nuôi vợ và đứa con gái nhỏ đang học lớp 9.
Chị Mỹ Diên tặng quà cho ông Lộc, người đạp xích lô ngủ ven đường |
Đôi trai gái trao quà cho ông Lộc rồi trở ra nhập đoàn với một nhóm thanh niên đứng đợi bên ngoài. Nhóm thanh niên tiếp tục lên đường xuôi về Phú Lâm. Trên đường đi, nhìn thấy những chiếc xích lô trên vỉa hè họ tấp vào. Vẫn lễ phép ôn tồn vẫn một giọng nói thiết tha. Hết đôi thanh niên này đến đôi khác ghé vào từng người. . .
Ông Đoàn Văn Út ngoài 60 vẫn chưa có mái ấm để trở về |
Ôm vòng xoay Phú Lâm, nhóm thanh niên ngược đường Hậu Giang để về Chợ Lớn. Đổ cầu Hậu Giang, sát mái hiên của căn nhà, trên chiếc xích lô, một người đang ngủ. Nhóm thanh niên tiếp cận lay dậy. Một ông già tóc bạc phơ gương mặt sạm nắng tỉnh giấc. Ông tiếp nhận túi quà và bao thư từ những người trẻ tuổi.
Giấc ngũ nhọc nhằn |
Ông là Đoàn Văn Út, 62 tuổi quê ở Gò Đen. Gia đình ông không một tất đất cắm dùi ăn nhờ ở đậu khắp nơi. Cuối đời rồi ông vẫn chưa có một mái nhà nên phải lên Sài Gòn đạp xe kiếm sống. Mỗi ngày vài chục ngàn ông ăn tiêu tằn tiện dè xẻn để còn có chút tiền thừa mang về cho bà nhà và mấy xấp nhỏ. Nhìn ông nhóm thanh niên ái ngại. Giữa thành phố với những náo nhiệt của phố phường ông lầm lũi sống, lầm lủi tìm chỗ yên giấc. Thế mà, những người đạp xích lô như ông vẫn phải cố mà tìm lấy miếng ăn.
Vui vì đã đem vui đến cho mọi người |
Tâm sự với ông, chúng tôi được biết hiện nay khách đi xe của ông phần đông chỉ là những bạn hàng cũng nghèo khó như ông nên thu nhập không nhiều. Ông không dám kêu giá cao bởi hiện nay xích lô là phương tiện không còn phù hơp. Không chở thì nhiều loại xe khác sẽ sẵn sàng thay thế. Chén cơm ông sẽ vơi đi. . .
Bãi xích lô ngủ . . .bụi |
Trước chợ Bình Tây, một người phụ nữ còn khá trẻ đang nhặt nhạnh những phế liệu vụn vặt chất lên xe. Những bao tải to đầy ắp phế liệu máng chung quanh chiếc xe đạp. Túi quà được trao đến chị. Chị ngập ngừng rồi lý nhí nói lời cảm ơn. Quê chị ở Bắc Giang. Chị nói : “ngoài ấy khổ lắm làm mãi không đủ ăn. Vào đây nhặt phế liệu thế này mặc dù thức trắng cà đêm hôm nào khá cũng được hơn trăm ngàn.
Cụ già cơ nhỡ |
Nhóm thanh niên ái ngại nhìn chị. Quần áo mỏng manh. Một chiếc áo ấm được nhóm mang ra khoác lên người chị. Chị xúc động không nói nên lời.
Cũng trên đường Hậu Giang, nhiều mảnh đởi nghiệt ngã đã được nhóm thanh niên tìm đến. Một túi quà, một phong bì được trao đến từng người. Và cũng tùy theo hoàn cảnh thực tế có người được tặng luôn áo ấm. Gió khuya đêm cuối năm lộng về. Bên vệ đường người phụ nữ luống tuổi đang chắc lọc từ những thứ mà không ai dung đến để cho vào bao. Dường như chị đang lạnh. Tấm áo trên người không đủ bao bọc lấy số phận mỏng manh. Từ sau lưng chị, một bàn tay nhỏ khoác lên người chị chiếc áo ấm. Chị hồn nhiên toét miệng cười và nói lời cám ơn.
Chị này quê ở Bắc Giang vào Sài Gòn nhặt phế liệu kiếm sống |
Trên khung trung, những chum pháo hoa bắt đầu rực sáng. Đã qua năm mới. Nhóm thanh niên đến đầu đường Hải Thượng Lãn Ông. Bên kia đường, một người đàn ông nhiều tuổi đang say sưa làm việc. Ba đưa cháu nhỏ vẫn không ngủ theo ông tung tăng chạy nhảy gần đó. “Nhiều năm rồi một thân già này phải nuôi ba đưa cháu nội cút côi. Cha nó mất trong một tai nạn cách nay 3 năm. Mẹ nó bỏ chúng ra đi tìm duyên mới và chưa một lần trở lại để gánh nặng này cho tôi”. Ông rớm nước mắt kể lại những khổ lụy của cuộc đời đã từng vây lấy ông. Túi quà được trao cho ông. Ông đón nhận trong niềm vui vô bờ. Có lẽ lâu lắm chưa có một người nào quan tâm tới ông. Ông nói, giá mà túi quà này là của mẹ chúng nó thì chắc năm mới này 3 đưa trẻ kia sẽ tìm được hơi ấm trong vòng tay mẹ . . .
Truyền hơi ấm cho những mảnh đời bất hạnh |
Còn quá nhiều mảnh đời trong đêm giao thừa đang lầm lũi mưu sinh. Công việc của họ tuy lam lũ nhưng thật sự trong sạch tinh khiết. Họ bán mồ hôi trong đêm khuya để đổi lấy bát cơm.
Có khoảng 30 người tham gia đi phát quà cho những mảnh đời bất hạnh trong đêm giao thừa. Họ là những thanh niên, hàng ngày lao động trong công sở, ở xí nghiệp, công trường. Họ đã gặp nhau ở cùng một điểm: dành tình thương cho những mãnh đời không may mắn.
Vui trong đêm nay chị nhé |
Ông già và ba đưa cháu nội cút côi. Đã qua 0g mà các cháu vẫn vui đùa bên ông nội. |
Chi phí cho 100 phần quà phát trong đêm giao thừa này hơn 12 triệu đồng là sự đóng góp của những thành viên này. Chị Mỹ Diên, một cô gái trẻ được cả nhóm tín nhiệm như con chim đầu đàn cho biết, tất cả đều tự nguyện, tất cả đến với nhau bắng tấm lòng để cùng nhau mở rộng vòng tay nhân ái. . .
Trần Chánh Nghĩa