“Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, quan niệm đó đã đi sâu trong lòng người Việt Nam. Vì vậy, người Việt vẫn thường chọn ngày mùng 3 Tết để hướng về những người thầy, về việc học tập. Đó cũng là lý do tại sao Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại rất đông vào ngày này.
Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân sang ngoài việc du xuân, chúc tết họ hàng, bè bạn, một tục lệ không thể thiếu của người Việt là lên chùa, đi xin chữ cầu may. Vì vậy, năm nào cũng thế, cứ từ mùng 3 Tết trở đi, phố Ông Đồ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, HN lại tấp nấp người đến xin chữ. Ai cũng mong sao nhờ những nét chữ "rồng múa, phượng bay" trên "mực tàu, giấy đỏ" ở nơi linh thiêng thờ các vị thầy vĩ đại như Khổng Tử, Chu Văn An... ấy sẽ mang nhiều may mắn, an lành, thi cử đỗ đạt cho mình trong năm mới.
Dọc dài con phố nhỏ Văn Miếu những ngày đầu xuân trở nên ấm áp và sáng hơn với những khuôn giấy đỏ thắm, mực xạ treo trên tường hay bày nơi chiếu. Bất kể những ngày khô ráo hay lất phất mưa vẫn chẳng vắng bóng ông đồ và nhộn nhịp người đến xin chữ.
Nô nức nhất vẫn là hình ảnh những người trẻ đi xin chữ đầu xuân với ước nguyện an lành, thành công trong học hành, sự nghiệp:
|
Từng dòng người nườm nượp đổ về Văn Miếu (Ảnh: Kenh 14)
|
|
Xếp hàng trong sân trình (Ảnh: Dân trí)
|
|
Xin chữ đầu năm (Ảnh: DT)
|
|
Giới trẻ náo nức xin chữ (Ảnh: Kenh 14)
|
|
Phố ông đồ nhộn nhịp (Ảnh: Ione)
|
|
Bạn trẻ với ước nguyện an lành, thành công trong học hành, sự nghiệp (Ảnh: Ione)
|
|
Khi màn đêm buông xuống, các dãy hàng lên đèn, "phố Ông đồ" lại có một nét đẹp riêng, thú vị (Ảnh: Ione)
|