- Rời khỏi hội trường Idecaf, sau buổi hội thảo về bộ sách giáo khoa tiểu học của nhóm Cánh Buồm diễn ra vào sáng thứ bảy ngày 14 tháng 4 này, tôi giữ lại ấn tượng về những giọt nước mắt đàn ông, những giọt nước mắt hiếm hoi, không gây nên sự ủy mị, trái lại truyền cho tôi sự tin tưởng và khích lệ.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Những giọt nước mắt của một người đàn ông trẻ lặng lẽ chảy khi nghe Phạm Toàn mở đầu buổi giới thiệu về công việc của nhóm Cánh Buồm. Anh xúc động, cái cảm giác xúc động mà tôi hiểu rất rõ, vì cả anh và tôi, trước khi đến đây đều có tham dự một hội thảo khác, ở đó người ta nói rất nhiều điều về giáo dục, về các mục tiêu và phương pháp cải cách giáo dục, và rốt cuộc giáo dục giống như là một cỗ máy cần phát được phát triển mà chúng tôi không thấy có mối quan tâm nào dành cho sinh viên với tư cách là những con người. Cứ như thể là con người đã bị biến mất giữa những toan tính về chính trị và tiền bạc được thực hiện thông qua bộ máy giáo dục. Chúng tôi đã cảm thấy sợ hãi, đã tự đặt câu hỏi rằng nền giáo dục này rồi sẽ đi về đâu, con người xứ sở này rồi sẽ ra sao…
Con người không phải là một cái máy kiếm tiền, nhất định không phải là một cái máy kiếm tiền, cho dù nó có thể kiếm được rất nhiều tiền. Giáo dục chỉ có giá trị khi nó tạo ra những con người có thể kiếm được rất nhiều tiền mà vẫn là con người. Những ý nghĩ đó đuổi theo tôi cho tới tận giấc ngủ, cho tới tận sáng hôm nay.
Nhóm Cánh Buồm đã giới thiệu với cử tọa thành phố Hồ Chí Minh hôm nay không chỉ là một bộ sách giáo khoa, mà họ đã giới thiệu chính bản thân họ với khát vọng nhân bản, với những nỗ lực to lớn và cả sự hy sinh thầm lặng của họ cho công việc chấn hưng giáo dục, không phải thông qua những khẩu hiệu hô hào, mà bằng một hành động cụ thể thiết thực, không phải bằng cách lên án thực trạng, mà bằng cách tạo ra một thực trạng khác. Họ đã cố gắng tạo ra thực trạng đó trong một điều kiện rất khó khăn về tài chính, và về nhiều thứ khác. Đó cũng là một nguyên nhân khiến người đàn ông trẻ rơi nước mắt. Trong khi bao nhiêu tiền được chi ra chỉ để nhận lại thua lỗ, và bao nhiêu cuộc hội thảo tốn kém mà sản phẩm chẳng thấy đâu, hoặc chỉ được đút vào ngăn kéo, thì nhóm Cánh Buồm đã vượt qua tất cả những khó khăn và thúc ép của đời sống, bền bỉ cho ra đời bộ sách của mình, lần lượt từ lớp 1 đến lớp 4. Và họ sẽ còn tiếp tục ra khơi cùng với cánh buồm của họ.
Cho dù bộ sách giáo khoa có thể còn cần được tiếp tục hoàn thiện, thì thông điệp mà nhóm Cánh Buồm truyền đi buổi sáng hôm nay đã được tất cả mọi người cảm nhận đầy đủ : họ làm việc cho một nền giáo dục vì con người. Thông điệp ấy đã khiến những người có mặt ở đó, dù với các cách nhìn nhận và quan niệm ít nhiều khác nhau về tổ chức của bộ sách, đều cảm thấy một sự tin cậy, không chỉ đối với nhóm Cánh Buồm, mà còn là sự tin cậy giữa những con người với nhau.
Trong rất nhiều giá trị mà con người cần phải xây dựng, Cánh Buồm đã đặc biệt nhấn mạnh đến đời sống tinh thần, sự phong phú nội tâm, tình cảm vị tha, đồng cảm, có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng, có khả năng hướng tới cái chân, thiện, mỹ.
Ra khỏi phòng họp, trong một phút riêng tư giữa hai chúng tôi, Phạm Toàn đã khóc. Lý do của những giọt nước mắt đó thuộc về bí mật. Những giọt nước mắt không dành cho tôi, nhưng chúng làm tôi hạnh phúc. Tôi thấy tôi đang sống giữa những con người, với những cảm xúc người, với những ý nguyện nhân văn và cao đẹp. Thì ra ở đây, những điều đó vẫn còn tồn tại, và tồn tại rất thực.
Sài Gòn, 14/3/2012
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Nhà giáo Phạm Toàn trong một buổi giới thiệu sách của nhóm Cánh Buồm |
Con người không phải là một cái máy kiếm tiền, nhất định không phải là một cái máy kiếm tiền, cho dù nó có thể kiếm được rất nhiều tiền. Giáo dục chỉ có giá trị khi nó tạo ra những con người có thể kiếm được rất nhiều tiền mà vẫn là con người. Những ý nghĩ đó đuổi theo tôi cho tới tận giấc ngủ, cho tới tận sáng hôm nay.
Nhóm Cánh Buồm đã giới thiệu với cử tọa thành phố Hồ Chí Minh hôm nay không chỉ là một bộ sách giáo khoa, mà họ đã giới thiệu chính bản thân họ với khát vọng nhân bản, với những nỗ lực to lớn và cả sự hy sinh thầm lặng của họ cho công việc chấn hưng giáo dục, không phải thông qua những khẩu hiệu hô hào, mà bằng một hành động cụ thể thiết thực, không phải bằng cách lên án thực trạng, mà bằng cách tạo ra một thực trạng khác. Họ đã cố gắng tạo ra thực trạng đó trong một điều kiện rất khó khăn về tài chính, và về nhiều thứ khác. Đó cũng là một nguyên nhân khiến người đàn ông trẻ rơi nước mắt. Trong khi bao nhiêu tiền được chi ra chỉ để nhận lại thua lỗ, và bao nhiêu cuộc hội thảo tốn kém mà sản phẩm chẳng thấy đâu, hoặc chỉ được đút vào ngăn kéo, thì nhóm Cánh Buồm đã vượt qua tất cả những khó khăn và thúc ép của đời sống, bền bỉ cho ra đời bộ sách của mình, lần lượt từ lớp 1 đến lớp 4. Và họ sẽ còn tiếp tục ra khơi cùng với cánh buồm của họ.
Cho dù bộ sách giáo khoa có thể còn cần được tiếp tục hoàn thiện, thì thông điệp mà nhóm Cánh Buồm truyền đi buổi sáng hôm nay đã được tất cả mọi người cảm nhận đầy đủ : họ làm việc cho một nền giáo dục vì con người. Thông điệp ấy đã khiến những người có mặt ở đó, dù với các cách nhìn nhận và quan niệm ít nhiều khác nhau về tổ chức của bộ sách, đều cảm thấy một sự tin cậy, không chỉ đối với nhóm Cánh Buồm, mà còn là sự tin cậy giữa những con người với nhau.
Trong rất nhiều giá trị mà con người cần phải xây dựng, Cánh Buồm đã đặc biệt nhấn mạnh đến đời sống tinh thần, sự phong phú nội tâm, tình cảm vị tha, đồng cảm, có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng, có khả năng hướng tới cái chân, thiện, mỹ.
Ra khỏi phòng họp, trong một phút riêng tư giữa hai chúng tôi, Phạm Toàn đã khóc. Lý do của những giọt nước mắt đó thuộc về bí mật. Những giọt nước mắt không dành cho tôi, nhưng chúng làm tôi hạnh phúc. Tôi thấy tôi đang sống giữa những con người, với những cảm xúc người, với những ý nguyện nhân văn và cao đẹp. Thì ra ở đây, những điều đó vẫn còn tồn tại, và tồn tại rất thực.
Sài Gòn, 14/3/2012
- Nguyễn Thị Từ Huy