Với người Việt, việc chuẩn bị mâm cỗ truyền thống cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng bởi 'cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng'. 

Tùy phong tục từng địa phương và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà món ăn trên mâm cúng ngày Rằm khác nhau.

Các món trong mâm cỗ có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp và đầy đủ thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên.

{keywords}
Cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh: VietNamNet

Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng cơ bản có một con gà trống, đây là vật tế trong nghi lễ truyền thống. Tiếp đó là bánh chưng, tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất.

Món thứ 3 là xôi gấc. Không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ thêm đẹp mắt mà theo quan niệm dân gian, màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Mâm cỗ không thể đầy đủ nếu thiếu bát cơm tẻ, hạt cơm trắng trong đầy đặn đại diện cho sự sinh sôi nảy nở và tiếp nối truyền thống coi trọng nông nghiệp, quý trọng lương thực của ông cha.

Ngoài ba món trên, trong mâm cỗ cũng cần có món chân giò bó luộc; dưa món; chè kho... Mâm cỗ nên có vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của chè kho.

Tuy nhiên, các bà nội trợ có thể tùy nghi biến tấu sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng của gia đình.

Ngoài ra, người làm cỗ cũng có thể làm các món cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống... Đây là các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên Đán.

Theo bà Ánh Tuyết, nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực ẩm thực được Nhà nước phong tặng, cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy.

Với những gia đình không có điều kiện về thời gian, kinh tế thì "tùy tiền biện lễ", có thể dâng cúng đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng cùng với một khoanh giò, mong một năm đầu xuôi đuôi lọt, mọi sự hanh thông.

Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ theo GS Lương Ngọc Huỳnh

Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ theo GS Lương Ngọc Huỳnh

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, Rằm tháng Giêng là ngày lễ đầu tiên của năm mới hay còn gọi là "Tết lại".

Hoàng Tuân (tổng hợp)