- Sáng nay, MTTQ tổ chức hội nghị lấy ý kiến các hội đồng tư vấn góp ý vào dự thảo bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi.

Sáng nay, MTTQ tổ chức hội nghị lấy ý kiến các hội đồng tư vấn góp ý vào dự thảo bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi.

{keywords}

Ông Nguyễn Ngọc Đào

Ông Nguyễn Ngọc Đào, Học viện Hành chính quốc gia cho rằng nội dung cơ bản của BLDS là các quy định về sở hữu và quan hệ sở hữu. Nói đến sở hữu thì thế giới chỉ nói về 3 quan hệ: sở hữu nhà nước, sở hữu chung và sở hữu tư nhân.“Ta lại có khái niệm sở hữu toàn dân. Rất nhiều người băn khoăn đến khái niệm này. Nói là sở hữu toàn dân vậy dân có trao cho nhà nước không và nếu trao thì thể hiện ở văn bản nào… Vì sở hữu toàn dân nên toàn dân sở hữu loạn lên nhà nước không thể nào quản lí nổi”, ông Đào nói.

Theo ông, ban soạn thảo cần xác định rõ hơn chủ thể trong quan hệ sở hữu. Cụ thể đối với chủ thể là nhà nước thì là sở hữu nhà nước; chủ thể là một số cá nhân, tổ chức thì là sở hữu chung và chủ thể là cá nhân thì sở hữu cá thể (sở hữu tư nhân).

Ông Nguyễn Lang cho hay hiện nay có nhiều thắc mắc về chế độ sở hữu toàn dân. Nguyên nhân chủ yếu là do không nhận thức đúng mức là chế độ sở hữu toàn dân là một hình thức cụ thể của chế độ sở hữu chung. Có nhiều hình thức sở hữu chung khác như: HTX, công ty cổ phần…

“Chế độ sở hữu chung không loại bỏ mà kết hợp hữu cơ với chế độ sở hữu tư nhân, thể hiện qua việc giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, trước hết là quyền sử dụng đất cho những cá nhân, tập thể, những doanh nghiệp, các tổ chức”, ông Lang phân tích.

{keywords} 

Ngoài ra ông Lang cũng đề nghị bổ sung thêm quyền sở hữu hạn chế. Bởi hiện nay vấn đề sở hữu hạn chế đã có trên tất cả các giao dịch dân sự nhưng chúng ta chưa công khai.Ví dụ như giao quyền sử dụng đất là quyền sở hữu hạn chế không phải quyền sở hữu toàn thể.

Tiếp tục “nhặt sạn”, ông Đào cho rằng quy định quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng hưởng hoa lợi và lợi tức từ tài sản như trong dự thảo là chưa hợp lí. “Như vậy chẳng lẽ tôi thuê tài sản, mượn tài sản của người khác tôi không có quyền sử dụng. Quyền sử dụng không chỉ riêng của chủ sở hữu mà cả  những người có quyền sử dụng theo quy định của pháp luật sử dụng”, ông Đào góp ý…

GS Nguyễn Lân Dũng cũng chỉ ra quy định thiếu cụ thể trong việc bồi thường thiệt hại.“Dự thảo quy định ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường nhưng những trường hợp chặt cây tuy không thấy ô nhiễm môi trường ngay lúc đó nhưng về lâu dài có ảnh hưởng đến môi trường, vậy thì bồi thường như thế nào? Vấn đề này cũng cần phải quy định cụ thể”, ông đề nghị.

“Sạn nhiều quá! Tôi đề nghị ban soạn thảo nên đi theo chi tiết đã được thế giới chân lí hóa kể cả trong quan hệ tài sản, kể cả trong quan hệ giao dịch, hợp đồng”, ông Đào nhấn mạnh.

Thu Hằng - Ảnh: Minh Thăng