- 2 anh em song sinh lần lượt vào BV cấp cứu do mắc sởi. Cả 2 bé đang rất nguy kịch do biến chứng viêm phổi nặng.

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, chỉ trong 1 tuần qua, khoa điều trị cho 3 trường hợp nặng do biến chứng sởi, trong đó 2 bé trai song sinh đang nguy kịch, các bác sĩ đang nỗ lực tìm mọi cách để cứu.

2 bé song sinh (Thanh Xuân, Hà Nội) mới được 11 tháng, suy dinh dưỡng nặng với cân nặng chỉ hơn 6kg và đều là trẻ sinh non khi mới 30 tuần tuổi. 2 trẻ lần lượt vào viện cách nhau 3 ngày với biểu hiện ban đầu là sốt cao liên tục 39 độ kèm ho, chảy nước mũi, nước mắt.

Từ ngày thứ 4, tình trạng ho tăng lên, khó thở, nôn trớ nhiều, các nốt ban lan rộng xuống toàn thân nên gia đình đưa con trai vào BV khám.

2 bé được chẩn đoán biến chứng viêm phổi nặng. Dù đã được hạ sốt, chống co giật, dùng kháng sinh mạnh nhưng sau 8 ngày, tình trạng vẫn không cải thiện, bệnh nhi vẫn suy hô hấp.

“Chúng tôi đang cố gắng dồn sức để cứu 2 bé. Hiện đã dùng phác đồ viêm phổi nặng của Bộ Y tế nhưng vẫn không ăn thua, chưa nói trước được điều gì”, PGS Huy thông tin.

Theo PGS Huy, do sức đề kháng của 2 trẻ còn quá yếu nên bác sĩ không cho thở máy để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tính từ đầu năm, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ tiếp nhận 34 bệnh nhi mắc sởi đến từ Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh... Đáng lưu ý, tất cả trẻ mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng.

“Khi khai thác bệnh sử, một số phụ huynh nói không muốn tiêm phòng vì sợ biến chứng, một số khác không kịp tiêm do con bị ốm, sốt”, PGS Huy chia sẻ.

Ông cho biết, nếu tỉ lệ tiêm chủng sởi trong cộng đồng không đảm bảo được 90% thì dịch sởi vẫn sẽ còn. Ngay tại các nước phát triển, dù tỉ lệ tiêm sởi rất cao nhưng người dân vẫn đưa con đi tiêm chủng định kỳ 5 năm 1 lần vào các thời điểm 1 tuổi, 5 tuổi và 15 tuổi.

PGS Huy cũng lưu ý, hiện đang là thời điểm dịch sởi dễ bùng phát, để tránh nguy cơ biến chứng, cha mẹ cần theo dõi sức khoẻ của trẻ, khi thấy sốt tăng lên, bệnh nặng lên, bé không ăn được, bỏ bú, nôn nhiều... cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế.

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 5/8 đã có 290 ca mắc, so với năm ngoái số mắc sởi tăng gấp nhiều lần nhưng chưa có trường hợp nào tử vong.

Bệnh có xu hướng tăng nhiều trong các tháng gần đây; xảy ra tại 30/30 quận huyện; tập trung tại các quận nội thành như Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm... Nhóm mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi (69%), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch là rất đáng lo ngại.

Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, hầu hết trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm ngừa vắc xin hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Trong đó, có nhiều trẻ dưới 9 tháng chưa đến lịch tiêm chủng đã mắc bệnh do miễn dịch mẹ truyền cho con không đủ.

  


Thúy Hạnh

Hà Nội bùng phát dịch sởi bất thường

Hà Nội bùng phát dịch sởi bất thường

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 242 ca mắc sởi trong khi cả năm 2017 mới có 60 trường hợp.

Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không?

Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Khi bị sởi, mẹ bầu có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm.

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi lây chủ yếu qua đường hô hấp, chỉ cần hắt hơi, ho sẽ đưa vi khuẩn ra ngoài và người hít phải sẽ nhiễm vi rút. Nếu không có kháng thể sẽ phát bệnh.

Quan niệm sai lầm về bệnh sởi nên tránh

Quan niệm sai lầm về bệnh sởi nên tránh

Bệnh sởi là căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu đúng về căn bệnh và có những quan niệm sai lầm.

30 ngày giành giật sự sống cho con tại tâm sởi

30 ngày giành giật sự sống cho con tại tâm sởi

Nhìn bức ảnh trẻ thơ thoi thóp nằm trên giường bệnh vì sởi, tim người mẹ trẻ lại quặn lại, có lúc không kìm được nước mắt. Bởi chị đã có 30 ngày sinh tử cùng con tại tâm sởi.