{keywords}
 

Việc xây dựng Nhà máy điện rác Seraphin nhằm mục tiêu tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt cho thành phố Hà Nội, giảm thể tích phải chôn lấp từ 100% xuống còn 3%, góp phần làm sạch môi trường sống của người dân TP. Hà Nội, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp và phát điện lưới quốc gia.

{keywords}
Đại diện Ngân hàng BIDV - Đơn vị tài trợ vốn cho dự án phát biểu

 

{keywords}
 Ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội dự và phát biểu

Nhà máy được giới thiệu sẽ sử dụng công nghệ hiện đại châu Âu để đốt rác tận thu nhiệt phát điện với chỉ tiêu khí thải, khói thải sau đốt đạt tiêu chuẩn khí thải EU 2010/75/EC, nghĩa là như khí trời tự nhiên; chỉ tiêu nước thải xử lý đạt cột A 2014/BTNMT được tuần hoàn và tận thu, không thải ra ngoài nhà máy; không phát tán bụi, tiếng ồn, mùi… ra môi trường bên ngoài. Để xây dựng nhà máy điện rác Seraphin, AMACCAO sử dụng 100% vốn đầu tư xã hội hoá, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

{keywords}
Ông Tô Văn Nhật, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn Amacao giới thiệu về dự án Nhà máy điện rác Seraphin

Phát biểu tại buổi lễ khởi công, ông Tô Văn Nhật - Thành viên sáng lập, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn AMACCAO, đại diện Chủ đầu tư cho biết: “Nhận thấy ô nhiễm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp đang là vấn đề bức xúc dân sinh trong nhiều đô thị trên địa bàn cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng, lãnh đạo Tập đoàn AMACCAO bao gồm nhiều chuyên gia nước ngoài đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tại các dự án, các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nước thải trên thế giới.

Sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, AMACCAO đã tìm ra được loại hình nhà máy và công nghệ phù hợp nhất hiện nay đối với việc xử lý rác thải sinh hoạt của Hà Nội. Đó là xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp bằng phương pháp đốt phát điện với công nghệ lò ghi cơ học xuất xứ từ châu Âu nhưng đã được các tập đoàn Châu Á cải tiên 30 năm nay cho phù hợp với rác thải châu Á (rác không phân loại, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp). Công nghệ đã được 564 nhà máy đang vận hành thành công ở Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan, Srilanka, Bangladesh, Ấn Độ, các nước Ả Rập… là những khu vực có tính chất rác thải sinh hoạt tương đồng với chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam”.

Theo đại diện Tập đoàn AMACAO, hiện nay, đa số các dự án về điện rác tại Việt Nam do các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài là nhà đầu tư hoặc tổng thầu có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc vốn vay ODA. Một số dự án do các DN Việt Nam trước đây thực hiện vì chưa khảo sát, nghiên cứu kỹ về công nghệ, vì điều kiện kinh tế hay vì những lý do khác nên vẫn còn nhỏ lẻ, công nghệ không phù hợp, xử lý không triệt để. Nhiều dự án của các công ty môi trường trực thuộc tỉnh tại các tỉnh thành vay vốn ODA đầu tư công nghệ chưa phù hợp dẫn đến không vận hành được nhà máy và lãng phí hàng trăm triệu tới hàng tỉ USD.

AMACCAO với thế mạnh kĩ thuật - công nghệ đã nhận chuyển nhượng 100%  cổ phần của Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin từ các cựu cổ đông và Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường Thăng Long, sau đó đã  đề xuất thành phố cho phép chuyển đổi công nghệ, cải tạo, đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Seraphin.

{keywords}
Nhà máy điện rác Seraphin có công nghệ lò ghi cơ học có xuất xứ châu Âu được cải tiến châu Á hóa để phù hợp với rác thải không được phân loại tại Việt Nam

Tại Lễ khởi công, chủ đầu tư cam kết sẽ thần tốc triển khai khởi công, thi công an toàn, chất lượng đặc biệt đảm bảo tiến độ nhanh chóng đưa nhà máy đi vào hoạt động trong vòng 20 tháng tới, đảm bảo các tiêu chí về khí thải, nước thải, mùi, tiếng ồn… đạt tiêu chuẩn châu Âu và tiêu chuẩn Việt Nam. Các tiêu chuẩn này sẽ được gửi trực tuyến qua Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố phê duyệt, cùng bảng hiển thị công khai tại cổng nhà máy để cơ quan chính quyền và nhân dân địa phương cùng giám sát.

Ngọc Minh