Thứ nhất, Ban Tôn giáo thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện trên địa bàn cấp phép sửa chữa, cải tạo và xây mới cho trên 1.500 cơ sở tôn giáo. Cấp 540 m2 đất xây dựng nhà nguyện ở giáo xứ Hoàng Nguyên (Phú Xuyên); cấp 600 m2 đất xây dựng tượng Chúa Giêsu Kitô Vua tại giáo xứ Xuy Xá (Mỹ Đức), cấp 297 m2 đất xây dựng nhà nguyện họ giáo Lục Xuân (Phúc Thọ), cấp 1.000 m2 đất xây dựng nhà nguyện tại giáo xứ Bái Xuyên (Phú Xuyên)…. Các vấn đề liên quan đến khiếu kiện, khiếu nại, tranh chấp đất đai có liên quan đến tôn giáo đã được các cấp chính quyền thành phố quan tâm, xem xét và giải quyết đúng quy định pháp luật.
Đối với những vụ việc phát sinh, tiềm ẩn phức tạp, Ban Tôn giáo thành phố đã chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện nơi phát sinh vụ việc giải quyết theo thẩm quyền, ổn định tình hình tại địa phương, không làm phát sinh các vấn đề phức tạp, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.
Hà Nội: Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo |
Thứ hai, mở lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm thành phố mở được từ 6 – 10 lớp, mỗi lớp từ 100 – 150 học viên12. Ngoài ra, mở một số lớp bồi dưỡng chuyên hoạt động về tôn giáo; chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo theo đúng quy định.
Thứ ba, giải quyết kịp thời các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng, như: đề nghị thành lập các tổ chức tôn giáo trực thuộc; chấp thuận đăng ký hoạt động của Ủy ban Bác ái Xã hội (Caritas) Tổng giáo phận Hà Nội; tôn giáo Baha’i tổ chức Đại hội bầu đại biểu dự Đại hội cộng đồng tôn giáo Baha’i lần thứ IV. Đồng ý cho Tổng giáo phận Hà Nội tổ chức các đại hội Giáo lý viên; Tòa Giám mục Hưng Hóa kỷ niệm 30 năm tuyên thánh tử đạo; kỷ niệm 100 năm Hội thánh Tin lành Việt Nam; chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo người nước ngoài đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung tại 3 điểm nhóm Tin lành Hàn Quốc.
Thứ tư, Ban Tôn giáo thành phố đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động tôn giáo trong dịp lễ, tết trọng đại: Lễ Phật đản, Phục sinh, Khai đạo… và Tết Nguyên đán. Ủy ban Bác ái Xã hội – Caritas thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội tổ chức các hoạt động từ thiện phẫu thuật mắt cho người nghèo; trao gần 2.000 xuất quà cho người nghèo trong thời gian cách ly đại dịch Covid-19 vừa qua; đặt quầy hàng tặng nhu yếu phẩm cần thiết tại Giáo xứ Hà Đông và Tòa Tổng Giám mục; đặt cây ATM gạo tại sân nhà thờ Chính tòa tặng cho người dân gặp khó khăn. Bắt đầu từ ngày 04/5/2020, cây ATM gạo sẽ được di chuyển về Nhà thờ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) và Nhà thờ giáo họ Pháp Vân13.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo vững về chuyên môn, nghiệp vụ, gần gũi với chức sắc, tín đồ tôn giáo. Đồng thời, đưa các hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, từng bước giúp chức sắc, tín đồ hành đạo trong khuôn khổ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
ThS. Vũ Thế Duy nhấn mạnh, giải quyết vấn đề tôn giáo nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng cần có sự hợp tác, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương và không thể tách rời việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội. Chính vì vậy, cần phải có một hệ thống các giải pháp mang tính cơ bản và toàn diện cho vấn đề này nhằm xây dựng thành phố Hà Nội thực sự là thành phố văn hiến và thành phố vì hòa bình.
Đình Thành (lược trích)
Ảnh: Hà Sơn