Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Hà Nội công bố danh sách 22 đơn vị đã có quyết định thu hồi đất do vi phạm về đất đai và đang làm thủ tục nhận bàn giao và giải phóng mặt bằng.

Theo báo cáo số 789 của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội (ngày 28/5/2018), từ tháng 10/2012 đến ngày 31/3/2018 cho biết, thành phố đã ban hành 38 quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các chủ đầu tư có dự án vi phạm với diện tích hơn 990ha.

Trong đó có 16 quyết định thu hồi đất hoặc thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện trên thực tế; 22 quyết định thu hồi đất, tổ chức được giao quản lý đất thu hồi đang làm thủ tục nhận bàn giao và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

{keywords}
Huyện Hoài Đức nơi tập trung nhiều dự án chậm tiến độ, vi phạm với 51 dự án (Ảnh: H.Khanh).

Đáng chú ý, trong số 22 dự án này, dự án có diện tích bị thu hồi lớn nhất là của Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương với hơn 32.491 m2 đất tại Đức Thượng, huyện Hoài Đức.

Ngoài ra, còn có không ít dự án của những những “ông lớn” như: Công ty CP Tổng công ty công trình Đường sắt với 808,9 m2 đất bị thu hồi tại số 33 Láng Hạ, quận Đống Đa; thu hồi 16.000 m2 đất tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển CONTREMIM; Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội với 1.298 m2 đất bị thu hồi tại ngõ 84 Chùa Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa; Công ty xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Đống Đa (nay là Công ty cổ phần và phát triển nhà số 6 Hà Nội) bị thu hồi 1.944 m2 đất tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa; thu hồi 5.048 m2 đất tại lô CN1, Khu đô thị mới Trung Yên, phường Trung Hòa và Yên Hòa, quận Cầu Giấy của Công ty cổ phần hữu nghị Fortika….

Ngày 13/8 vừa qua, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội.

Tại phiên họp giải trình, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong thời gian tới đây thành phố sẽ công bố 47 dự án đã rà soát kỹ, đủ điều kiện để thu hồi.

“Đối với các dự án có những vướng mắc khó khăn có thể tháo gỡ được, thành phố sẽ tháo gỡ để cho họ đầu tư. Những dự án không thể tháo gỡ được, thực sự phải thu hồi thì kiên quyết thu hồi” - ông Chung nói.

Nhiều “ông lớn” bất động sản “ôm” đất rồi bỏ hoang

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có những dự án đã chậm 16-17 năm. Về nguyên nhân, ông Chung cho rằng, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm triển khai, vi phạm luật đất đai của các dự án, như do giải phóng mặt bằng; điều chỉnh quy hoạch; nhà đầu tư không có năng lực; sự quản lý, hậu kiểm chưa được chặt chẽ; chính sách đất đai thay đổi.

Tại phiên họp giải trình, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thừa nhận trên địa bàn còn nhiều dự án chậm triển khai, đất đai để bỏ hoang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ngoài ra, việc bỏ hoang đất đai, chậm triển khai dự án gây lãng phí nguồn lực của thủ đô.

Trong phần báo cáo giám sát, HĐND TP. Hà Nội chỉ ra nhiều dự án chậm triển khai trong nhiều năm của nhiều chủ đầu tư lớn với diện tích đất hàng nghìn ha. 

{keywords}
Lô “đất vàng” 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) của Tập đoàn T&T rộng 2.200 m2 có tới 3 mặt tiền Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Vọng Đức được đề cập trong phiên chất vấn. Đây cũng là một trong những lô “đất vàng” lâu nay quây tôn không triển khai dự án (Ảnh: H.Khanh).

HĐND TP. Hà Nội cho rằng nhiều chủ đầu tư “xí phần” nhận đất nhưng chậm triển khai, khiến dân sống trong tình cảnh dở dang. Trong đó, không ít dự án chậm triển khai hơn 10 năm được HĐND TP. Hà Nội nêu tên.

Cụ thể, Khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi rộng 35 ha, chậm tới 14 năm.

Dự án khu đô thị Cổ Nhuế rộng 17,6 ha tại phường Cổ Nhuế (quận Bắc Từ Liêm) cũng đã bỏ hoang 12 năm.

Khu đô thị mới Cầu Bươu (huyện Thanh Trì) của Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) rộng 20 ha, và Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông) của Sông Đà Sudico rộng 10,6 ha chậm tiến độ 11 năm.

Một loạt dự án chậm 10 năm như Dự án Làng Việt cổ Hoài Đức ở La Phù (huyện Hoài Đức) rộng 23,4 ha; dự án AIC Mê Linh tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) của Công ty CP Bất động sản AIC rộng tới 94 ha đã giải phóng mặt bằng 80%, nhưng vẫn chỉ là bãi chăn thả bò; dự án Khu đô thị Mai Linh tại xã Song Phương và Tiên Yên, diện tích 139 ha sau 10 năm vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng và triển khai.

Hà Nội cũng “bêu tên” 161 dự án có dấu hiệu vi phạm như: Công trình thương mại dịch vụ, văn phòng, nhà ở và gara cao tầng kết hợp trạm xăng tại khu Nam Trung Yên (Cầu Giấy) của Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7; dự án xây dựng bãi đỗ xe của Công ty CP đầu tư thương mại Thủ đô; dự án xây dựng đường giao thông khớp nối hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Cổ Nhuế tại xã Cổ Nhuế; dự án xây dựng nhà ở thương mại chung cư Him Lam Thạch Bàn (quận Long Biên); Trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng cao cấp tại KĐT mới Việt Hưng của Công ty CP Tập đoàn đầu tư Long Giang…

Báo cáo dự án vi phạm: Sở và địa phương chênh nhau 200 dự án

Theo Sở TN&MT Hà Nội, toàn thành phố có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai, trong đó có 76 dự án chậm triển khai từ 5-10 năm. Tuy nhiên, đoàn giám sát của HĐND TP tổng hợp số dự án chậm, có dấu hiệu vi phạm luật Đất đai theo báo cáo của 30/30 quận huyện lại đưa ra con số 383 dự án có sự sai khác lớn với báo cáo của Sở TN&MT.

Đánh giá về sự chênh lệch, sai khác này, nêu tại Báo cáo về kết quả giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, HĐND TP Hà Nội cho rằng, việc tổng hợp, thống kê, cập nhật theo dõi dự án vốn ngoài ngân sách triển khai trên địa bàn còn rất hạn chế.

Theo HĐND TP. Hà Nội, một số đơn vị rất lúng túng, báo cáo không chính xác, không tổng hợp theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến báo cáo không đầy đủ, không đạt yêu cầu theo chức năng nhiệm vụ cũng như yêu cầu của Đoàn giám sát.

Sở TN&MT báo cáo đến năm 2017 có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm (chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai). Sở Xây dựng báo cáo có 119 dự án nhà ở chậm quá 24 tháng. Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo 115 dự án triển khai chậm trong đó chỉ có 28 dự án chậm quá 24 tháng so với tiến độ được duyệt. Tổng hợp các quận, huyện báo cáo có trên 383 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Có nhiều dự án có trong báo cáo của quận, huyện không có trong báo cáo của Sở, ngành và ngược lại.

“Trách nhiệm chính thuộc Sở TNMT (đối với nhóm dự án đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chậm 12 tháng), Sở KH&ĐT (đối với nhóm dự án chậm 24 tháng theo tiến độ thực hiện được phê duyệt), Sở QH&KT (đối với nhóm dự án chậm do nguyên nhân điều chỉnh quy hoạch)” - báo cáo nêu rõ.

Hồng Khanh

Áp lực thu hồi vốn Tổng HUD xin bán một phần trụ sở nghìn tỷ

Áp lực thu hồi vốn Tổng HUD xin bán một phần trụ sở nghìn tỷ

Trước nhu cầu cũng như áp lực thu hồi vốn đầu tư, Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã xin chuyển nhượng một phần dự án trụ sở nghìn tỷ và đã được Bộ Xây dựng chấp thuận về chủ trương.

Đề xuất  thu hồi 11 dự án ‘rùa’ ở quận Thanh Xuân

Đề xuất  thu hồi 11 dự án ‘rùa’ ở quận Thanh Xuân

11 dự án đã được bàn giao đất nhưng chủ đầu tư không triển khai dự án. Lãnh đạo quận Thanh Xuân có kiến nghị thành phố Hà Nội thu hồi.

TP HCM thu hồi hơn 1ha ‘đất vàng’ tại quận 7

TP HCM thu hồi hơn 1ha ‘đất vàng’ tại quận 7

UBND TP HCM vừa ký quyết định thu hồi khu đất có diện tích 11.644m2 đất nằm trên bản đồ địa chính tại phường Tân Kiểng, quận 7, tại địa chỉ 37/5 đường Bế Văn Cấm do vi phạm pháp luật đất đai.

Hà Nội: Dự án ‘đắp chiếu’ hơn thập kỷ, thanh tra hàng tháng chưa ra kết luận

Hà Nội: Dự án ‘đắp chiếu’ hơn thập kỷ, thanh tra hàng tháng chưa ra kết luận

Tháng 12/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thanh tra 4 dự án "đắp chiếu" tại huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm, tính đến cuối tháng 4/2018, Sở này vẫn chưa ban hành kết luận thanh tra.

Hà Nội: Kiến nghị thu hồi dự án bệnh viện ‘đắp chiếu’ gần 8 năm

Hà Nội: Kiến nghị thu hồi dự án bệnh viện ‘đắp chiếu’ gần 8 năm

Dự án bệnh viện Quang Trung đắp chiếu 8 năm vừa bị Sở TNMT Hà Nội kiến nghị lập hồ sơ thu hồi