- Ngay sau buổi làm việc tại Văn phòng Chính phủ sáng 25/11 về vụ việc hàng trăm học sinh ở xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phải nghỉ học do phụ huynh phản đối sáp nhập trường, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã có trao đổi với báo chí.
-Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Từ giữa tháng 10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp có ý kiến yêu cầu phải đảm bảo để các cháu học sinh đến trường, tuyệt đối không được để ảnh hưởng xấu đến việc học tập của các cháu. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đã một sốlần trao đổi với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trên tinh thần đó.
Để gây áp lực lên chính quyền và nhà trường, người dân đã cho các học sinh bậc mầm non, tiểu học nghỉ ở nhà. Toàn xã Hương Bình có gần 600 trẻ em nghỉ học. (Ảnh: Văn Đức) |
Quan điểm của Bộ GD-ĐT trong xử lí vụ việc này như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Quan điểm của Bộ GD-ĐT là sắp xếp lại các trường học để nâng cao chất lượng dạy học nhưng phải đảm bảo quyền lợi giáo dục của trẻ em; các cháu phải được đi học đầy đủ trước khi nói đến việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là ở miền núi.
Giải quyết vụ việc ở Hương Bình thuộc trách nhiệm của chính quyền, gia đình và nhà trường tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng Bộ GD-ĐT cũng đã xem xét lại các quy định, quy trình hướng dẫn sáp nhập trường học và về tổng thể các văn bản quản lý nhà nước không có vấn đề gì lớn.
Trên thực tế các địa phương khi thực hiện chủ trương chỉ có một số nơi có vướng mắc nhưng đã được tháo gỡ kịp thời theo tinh thần trước hết phải đảm bảo quyền được đi học của trẻ em.
Các ý kiến trong cuộc họp về hướng giải quyết cụ thể thế nào thưa Thứ trưởng?
- Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo về công tác, biện pháp chỉ đạo, thuyết phục cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận động, thuyết phục người dân cho con em đi họctrở lại sau khi tiến hành sáp nhập trường THCS Hương Bình và trường THCS Hòa Hải và Phúc Đồng.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển. (Ảnh: Văn Chung) |
Tỉnh cũng báo cáo rõ là việc sáp nhập được chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh từ mấy năm nay đạt kết quả tốt. Cũng có một vài nơi ban đầu chưa được đồng thuận cao như ở xã Đức Lâm, huyện Đức Thọ năm 2012 nhưng sau đó địa phương tập trung giải thích, thuyết phục nên các cháu đều đi học.
Đối với Hương Bình, lãnh đạo tỉnh, trực tiếp là các đồng chí Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đều đã trực tiếp chỉ đạo để xử lý nhưng quá trình vận động gặp khó khăn hơn. Tỉnh cam kết sẽ thực hiện các biện pháp đảm bảo các cháu học sinh đến trường và tỉnh đãchuẩn bị các phương án để các cháu học bù đảm bảo chương trình năm học.
XinThứ trưởng cho biết thêm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo như thế nào?
- Tôi không thể nói chitiết nhưng Phó Thủ tướng đã yêu cầu phải làm tất cả những gì cần thiết trên tinh thần trách nhiệm cao nhất để các cháu đến trường, không thể vì chuyện củangười lớn mà ảnh hưởng đến học hành của các cháu, không được để cháu nào mất mộtnăm học vì người lớn.
Cánhân ông nghĩ thế nào về việc hàng trăm em học sinh đang có nguy cơ bị mất một năm học chỉ vì chuyện sắp xếp lại các cơ sở giáo dục, là chuyện của người lớn chứ không phải chuyện của các em?
- Có lẽ không chỉ cánhân tôi mà tất cả chúng ta phải đặt lợi ích của con cháu mình lên trên hết. Hãy khoan bàn đến sự tranh cãi, đúng sai của người lớn, điều cần nhất bây giờ làcác cháu được trở lại lớp học, càng sớm càng tốt.
Cấp ủy, chính quyền địa phương phải tìm mọi cách để thực hiện bằng được điều này trong thời gian sớm nhất, đồng thời chuẩn bị đầy đủ phương án về thời gian, giáo viên, kinh phí cho việc dạy thêm, học bù để các em học sinh hoàn thành chương trình học đúng quy định của Bộ GD-ĐT.
Văn Chung (ghi)