Cho đến tháng 8, các kỹ sư Trung Quốc ở Thung lũng Silicon đã phải chứng kiến ​​hết đợt sa thải này đến đợt khác, để rồi phát hiện ra rằng thất nghiệp không phải là "thảm họa" cuối cùng mà họ phải trải qua.

{keywords}

Từ đầu mùa dịch vào tháng 3 đến cuối tháng 5, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ lên tới 41 triệu người. Thung lũng Silicon, nơi được coi là thánh địa Internet toàn cầu, cũng không thoát khỏi vòng xoáy này. Tính đến tháng 6, số công ty ở Thung lũng Silicon thông báo sa thải đã lên tới 117 và tổng số nhân viên bị sa thải vượt quá 17.000.

Đây là cơn sóng gió mà Thung lũng Silicon chưa từng trải qua trong hơn một thập kỷ qua. Hàng chục nghìn kỹ sư Trung Quốc đã mất công việc lương cao chỉ sau một đêm, và trong số đó, một số lượng đáng kể cần thị thực lao động để duy trì cuộc sống tại đây.

California, nơi có Thung lũng Silicon, là tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ, lên tới hơn 40 triệu người. Đây cũng là khu vực đầu tiên ở Mỹ thực hiện kiểm soát nhà, sắc lệnh nhập cư tạm thời mới ban hành vào ngày 16/3.

Các chính sách liên quan cũng thay đổi do dịch bệnh. Sau khi đại dịch gây ra số lượng lớn người thất nghiệp, chính phủ Mỹ đã đưa ra thông báo vào tháng 6 năm nay, từ 24/6 đến 31/12/2020 sẽ hạn chế việc cấp bốn loại visa lao động không định cư trong đó có H-1B.

Điều này có nghĩa là thị thực lao động H-1B sẽ bị đình chỉ, những người thuộc diện này buộc phải rời Mỹ. Trong khi đó, để vào Thung lũng Silicon, nhiều người phải đi đường vòng ít nhất 2 năm.

Giữa phong ba, các kỹ sư và học giả khoa học công nghệ Trung Quốc ở Thung lũng Silicon đã đưa ra những lựa chọn và kế hoạch khác nhau. Còn số phận sẽ đưa họ đến đâu thì chỉ có thời gian mới có thể cho câu trả lời.

Điệp Lưu

Người Ấn ruồng bỏ đồng hương ở thung lũng Silicon

Người Ấn ruồng bỏ đồng hương ở thung lũng Silicon

Khoảng 30.000 người Dalit (Ấn Độ) ở thung lũng Silicon đang bị đồng hương của mình phân biệt đối xử. Hầu hết họ phải cố che giấu danh tính và sống trong sợ hãi.