Chính quyền quận 1 đã mạnh tay xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè nhưng người bán hàng rong vẫn ngang nhiên vây quanh Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

{keywords}

Sau thời gian dài quận 1 ra quân dẹp lấn chiếm vỉa hè, quanh Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM nhiều người dân vẫn kinh doanh, buôn bán tràn ngập vỉa hè.

{keywords}

Trên đường Lê Thị Hồng Gấm, người bán hàng rong không những chiếm hết vỉa hè mà kê kệ hàng tràn cả ra đường đi.

{keywords}

Nhiều đồ nghề sửa giày dép bày ngổn ngang trên vỉa hè khiến người đi bộ không biết đi thế nào.{keywords}

Hàng rào trăm tuổi thành "móc treo đồ".

{keywords}

Những bờ tường bao quanh Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM trở thành nơi nấu nướng, treo giấy quảng cáo của người dân.

{keywords}

Ngay góc đường Lê Thị Hồng Gấm - Calmette, các kệ hàng được bày bán không chừa lối nhỏ nào cho người đi bộ.

{keywords}

Tại đường Calmette, dù phường Nguyễn Thái Bình đã treo bảng thông báo cấm buôn bán hàng rong, tình trạng này vẫn không thay đổi. Toàn bộ phần vỉa hè bị chiếm dụng.

{keywords}

Người dân biến vỉa hè đi bộ thành tiệm sửa xe "lộ thiên".

{keywords}

Tại cổng ra vào Bảo tàng trên đường Nguyễn Thái Bình, việc lấn chiếm diễn ra công khai.

{keywords}

Thậm chí một tiệm cơm vỉa hè còn sử dụng bờ tường để làm "nhà bếp" chế biến đồ ăn.

{keywords}

Người bán thì thoải mái, người mua thản nhiên ngồi giữa vỉa hè thưởng thức bữa trưa. Theo ông Hứa Thanh Bình, Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, nơi đây không thể can thiệp với người dân mà trách nhiệm đó thuộc về chính quyền sở tại. Chính quyền cần sắp xếp sao cho gọn gàng, thẩm mỹ, nhưng đồng thời cũng đảm bảo an sinh cho người dân.

{keywords}

Khu vực cổng chính của Bảo tàng trên đường Phó Đức Chính, hàng rong cũng không buông tha, bàn ghế, quần áo, trái cây, nón bảo hiểm được bày bán tràn lan trên vỉa hè. Theo ông Bình, Bảo tàng ở nước ngoài không có chuyện xung quanh buôn bán giày dép như ở đây. Tuy nhiên, ông nghĩ việc này cũng chỉ ảnh hưởng một chút về mỹ quan, chứ không thiệt hại cho Bảo tàng.

{keywords}

Việc lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán cũng như xà bần của những công trình lân cận khiến khu vực này trở nên nhếch nhác

{keywords}

Bảo tàng TP.HCM trước kia là tòa nhà của ông Hui Bon Hoa (chú Hỏa, thương nhân giàu có tiếng của đất Sài Gòn xưa). Tòa nhà có 4 mặt tiền (nay là đường Phó Đức Chính, Lê Thị Hồng Gấm, Calmete, Nguyễn Thái Bình) do ông Rivera (một kiến trúc sư người Pháp) thiết kế, hoàn tất xây dựng vào năm 1934, theo lối kiến trúc Á Đông (Trung Quốc) và châu Âu (Pháp). Năm 1987, tòa nhà được giao cho Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM sử dụng. Đến nay, nó đã trở thành một trung tâm mỹ thuật lớn của Việt Nam, lưu trữ rất nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc và cổ vật mỹ thuật.

Theo Zing