Hàng xách tay liệu có còn đất sống khi 5 bộ, ngành gồm: Tài chính, Công Thương, Công an, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng ra tay siết chặt công tác quản lý?

Ma trận hàng xách tay

Trước đây, phố Nguyễn Sơn (quận Long Biên) nổi tiếng là "thế giới của hàng xách tay" khi các mặt hàng nổi tiếng trên thế giới, hàng hiệu tập trung về đây, chủ yếu qua con đường "xách tay" của nhân viên hàng không. Lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ... tại con phố này.

Tuy nhiên gần đây, việc mua bán hàng xách tay đã tiện lợi hơn rất nhiều, khi nhiều cửa hàng nhỏ lẻ cũng buôn bán hàng xách tay. Đặc biệt, hàng xách tay được bàn tràn lan trên mạng xã hội, internet.

Thanh Tâm, thành viên một nhóm (trên Facebook) chuyên mua bán, trao đổi hàng từ nước ngoài cho biết: "100% hàng hóa bán trên group đều là hàng đặt từ nước ngoài về, nói không với hàng fake (hàng giả, hàng nhái). Tất cả hàng hóa đều được chúng tôi mang về Việt Nam mà không phải qua công ty nhập khẩu hay hệ thống phân phối chính hãng nào nên giá bán khá mềm".

Ghi nhận thị trường cho thấy, hàng xách tay từ nước ngoài vào Việt Nam đa số thuộc các nhóm hàng: quần áo, giày dép, đồng hồ, túi xách thời trang; Thuốc và thực phẩm chức năng; Hóa mỹ phẩm...

Trong đó, tại thị trường Việt Nam, do người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng hàng hóa từ Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Italia, Hàn Quốc, Australia nên hàng xách tay cũng chủ yếu xuất xứ từ các thị trường này.

"Người Nhật, Mỹ thường rất quan tâm đến tính an toàn, chất lượng của sản phẩm nên hàng hóa sản xuất cho đất nước họ phải đáp ứng các yêu cầu này. Hàng xách tay từ các nước này chủ yếu là thuốc, thực phẩm chức năng, quần áo được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng về độ an toàn và tính hiệu quả. Trong khi đó, hóa mỹ phẩm của Pháp, Hàn Quốc; Quần áo thời trang của Italia, Tây Ban Nha... lại được đánh giá cao"- Nguyễn Mỹ, một người chuyên kinh doanh hàng xách tay online cho hay.

{keywords}
Hàng xách tay được bán tràn lan tại Việt Nam

Tuy vậy, trên thực tế, chưa có cơ quan chức năng nào công bố về chất lượng của các mặt hàng xách tay phổ biến xem có phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, với thể trạng, sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam hay không!

Vượt qua khoảng cách về địa lý, hàng xách tay đã không chỉ có mặt ở các đô thị lớn mà đã đến với nhiều tỉnh lẻ. Chị Nguyễn Quỳnh Vân (chủ shop hàng xách tay tại Bắc Giang) cho biết: "Người tiêu dùng tại đây cũng chuộng hàng xách tay vì thu nhập ngày càng tăng, họ muốn sử dụng sản phẩm tốt hơn cho bản thân và gia đình. Tôi nhập nguồn hàng chuẩn từ Hà Nội nên giá bán có cao hơn tại Hà Nội chút ít".

Chủ shop này tiết lộ, doanh thu của cửa hàng bán sữa, bỉm, thực phẩm chức năng xách tay trung bình đạt 80 triệu-100 triệu đồng/tháng, lợi nhuận khoảng 10%.

Cứ hàng xách tay là tốt?

Khác với hàng nhập khẩu được đưa về Việt Nam thông qua các doanh nghiệp, có nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ rõ ràng, thậm chí hàng còn được sản xuất riêng để phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam thì hàng xách tay chủ yếu về Việt Nam theo đường tiểu ngạch. 

Theo các chuyên gia, không phải cứ hàng xách tay là tốt với người Việt, vì có thể mặt hàng đó có tên tuổi, có uy tín tại nước sở tại, nhưng lại không phù hợp với thể trạng, với điều kiện tại Việt Nam. Chưa kể, thị trường hàng xách tay Việt Nam cũng chia làm năm bảy loại. 

Trên thực tế, lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào chất lượng của hàng xách tay, nhiều mặt hàng gia công tại Việt Nam cũng gắn mác hàng xách tay. Đơn cử như mặt hàng áo chống nắng và bộ đồ mặc nhà của Uniqlo (Nhật Bản). 

Giá bán trên website tại Nhật Bản với 2 mặt hàng này cộng với phí vận chuyển về đến Việt Nam lần lượt ở mức khoảng 400.000 đồng/chiếc và 650.000 đồng/bộ, nhưng thị trường Việt Nam rao bán nhiều sản phẩm gắn mác Uniqlo, in chữ của hãng này trên sản phẩm với giá chỉ 180.000 đồng/chiếc và 280.000 đồng/bộ.

Hay với mặt hàng sữa bột, trong khi sản phẩm sữa Morinaga số 9 xách tay của Nhật Bản được bán với giá dao động từ 495.000-535.000 đồng/hộp 820g, thì một số website rao bản cùng sản phẩm này với giá 349.000 đồng/hộp.

Dưới góc độ của người tiêu dùng quan tâm đến các mặt hàng xách tay, chị Nguyễn Thanh Xuân (Bắc Từ Liêm- Hà Nội) cho hay: "Tôi cũng ham rẻ, đã từng mua sản phẩm xách tay với giá rẻ hơn tại Việt Nam nhưng chất lượng khác nhau một trời một vực. Áo chống nắng giá rẻ quá mỏng, không có tác dụng chống nắng, còn bộ đồ thì đường may ẩu, mặc vài lần đã xù mặt vải. Với sữa, sữa giá cao màu vàng hơn, bông hơn và khó tan hơn. Không phải cứ sản phẩm đắt tiền là chất lượng tốt, nhưng rõ ràng là tiền nào của ấy. Hàng xách tay cũng có hàng giả, hàng thật"!

Siết chặt quản lý hàng xách tay

Theo quy định, người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu chỉ được mang theo các vật phẩm trị giá không quá 10 triệu đồng Việt Nam cùng với khoảng 1,5 lít rượu từ 20 độ trở lên hoặc 2 lít rượu có nồng độ dưới 20 độ hoặc 3 lít bia. Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can có dung tích lớn hơn dung tích quy định 1 lít sẽ bị đánh thuế.

Tuy nhiên, thực trạng trên đây cho thấy hàng xách tay vào Việt Nam quá nhiều và đa dạng. Người nhập cảnh vào Việt Nam mang theo nhiều loại sản phẩm nhỏ lẻ, nhằm mục đích sử dụng cá nhân, không kinh doanh và nằm trong định mức được miễn thuế. Có nhiều trường hợp hành khách đi cùng gia đình nên được cộng gộp định mức miễn thuế và thông quan mà không nằm trong định mức miễn thuế nên khó kiểm soát. 

Các sản phẩm này không chỉ chưa được chứng minh an toàn với người Việt Nam mà hoạt động kinh doanh hàng xách tay còn gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.

Mới đây, văn phòng Chính phủ vừa có văn bản hỏa tốc gửi tới 5 bộ ngành gồm Tài chính, Công Thương, Công An, Y tế, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng xách tay.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an cần xác lập các chuyên án để đấu tranh, triệt phá các đường dây lợi dụng chính sách đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng để buôn lậu hàng hóa tại các cửa khẩu sân bay quốc tế.

Các bộ, ngành khác tùy theo chức năng, nhiệm vụ cũng sẽ quản lý chặt chẽ hoạt động đưa hàng vào Việt Nam này, nhằm đảm bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng. 

(Theo An Ninh Thủ Đô)

Buôn bánh trung thu xách tay, lãi 300 triệu/tháng

Buôn bánh trung thu xách tay, lãi 300 triệu/tháng

Các loại bánh trung thu xách tay có giá tiền triệu đang đổ bộ thị trường, tạo nên cơn sốt chưa từng có. Nhờ đó, dân buôn bánh trung thu xách tay năm nay được dịp trúng đậm.

Ngỗng quay xách tay từ Đài Loan: Hàng nóng 2,5 triệu/con

Ngỗng quay xách tay từ Đài Loan: Hàng nóng 2,5 triệu/con

Giới nhà giàu phải chi tới 2,5 triệu đồng mới có thể thưởng thức được 1 chú ngỗng quay loại này và phải đặt trước khoảng 1 tuần.

Dân buôn hàng hiệu xách tay nguy cơ mất cửa làm ăn

Dân buôn hàng hiệu xách tay nguy cơ mất cửa làm ăn

Sau khi Zara, H&M và sắp tới là Uniqlo có mặt tại Việt Nam, nhiều mẫu quần áo không được còn đặt nhiều như trước. Chị Hương, chủ một shop thời trang online chuyên order từ nước ngoài, đang tính cửa khác làm ăn.

Ẩn họa cấm xách tay laptop lên máy bay

Ẩn họa cấm xách tay laptop lên máy bay

Việc để các thiết bị điện tử trong hành lý ký gửi còn tạo ra nguy cơ gây mất an toàn cao hơn.

Xách tay rượu, xì gà... điều khiến dân buôn lo lắng

Xách tay rượu, xì gà... điều khiến dân buôn lo lắng

Khách xuất nhập cảnh xách tay hơn 20 điếu xì gà dự kiến phải khai báo hải quan, thay vì hơn 100 điếu xì gà như trước đây.

Nguy cơ từ trái cây 'xách tay'

Nguy cơ từ trái cây 'xách tay'

Gần đây, thị trường các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM rộ lên nhiều loại trái cây nhập ngoại với giá rất cao, được giới thiệu là hàng xách tay.