Theo các nhà nghiên cứu của Đại học A-xtơn, 1/10 các vụ tai nạn xảy ra ở các mức độ khác nhau là do hậu quả của việc nhắn tin trong khi đi bộ gây ra.
Tiến sĩ Giô Lăm-xđen từ Trường Đại học A-xtơn, đơn vị tổ chức hội nghị khoa học tại Anh, hiện đang thực hiện các thí nghiệm để nghiên cứu nguy cơ bị tai nạn, thậm chí gây chết người nếu một ai đó vừa đi bộ vừa nhắn tin trên điện thoại di động.
Tiến sĩ Giô Lăm-xđen cho biết, hiện một số yếu tố ngoại cảnh như những con phố đông đúc, những vật cản có thể xuất hiện như cột đèn, cọc buộc tàu thuyền, người đi lại, lề đường, ô tô… đang được mô phỏng lại trong phòng thí nghiệm. Những mô hình dựng lên được gọi là “những rủi ro trừu tượng” và các nhà khoa học có thể điều chỉnh tần số cũng như xác suất xuất hiện nhiều mối nguy hiểm cùng lúc. Các tình huống được đưa ra rất thú vị nhằm giúp những người tham gia nghiên cứu kiểm tra được khả năng phòng tránh rủi ro của họ trong khi vừa đi bộ vừa nhắn tin. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có thể theo dõi khả năng ứng phó với các tình huống rủi ro và tránh vật cản trong phòng thí nghiệm một cách an toàn của những người tham gia nghiên cứu.
Kết quả thử nghiệm cho thấy nhìn chung, họ có thể tránh được khoảng 30 – 100% rủi ro. Những người vừa đi vừa nhắn tin thì chỉ tránh được 1 trong 5 thảm họa. Trong các tình huống, họ thường giảm tốc độ và đôi khi dừng hẳn bởi họ biết rằng, các nhà khoa học đang theo dõi họ. Tuy nhiên, ngoài đời thực thì họ sẽ không giảm tốc độ như vậy mà tiếp tục bước đi.
Tiến sĩ Giô cho biết, hiện chưa có những bằng chứng khoa học xác thực về những vụ tai nạn xảy ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, một số dữ liệu cho thấy 1/10 số người gặp phải tai nạn ở các mức độ khác nhau, từ việc va chạm đơn thuần cho đến các vụ tai nạn xe cộ nghiêm trọng, là do hậu quả của việc nhắn tin trong khi đi bộ. Điều này đặc biệt phổ biến với giới trẻ vì họ cảm thấy thế giới như của riêng họ và nhắn tin điên cuồng như thể ô tô phải tránh họ. Ông nhận xét: “Thanh thiếu niên là nhóm đối tượng có thể gặp phải rủi ro nhiều nhất vì họ nhắn liên tục và quên rằng xung quanh họ còn có rất nhiều người khác và các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người lớn có nguy cơ bị tai nạn thấp hơn trong khi đi bộ và nhắn tin”.
Tiến sĩ Giô cho rằng, rất khó để trả lời những câu hỏi như tại sao mọi người thích làm những gì họ cho là không an toàn hoặc tại sao họ sử dụng điện thoại khi đang lái ô tô mặc dù nó phạm luật?
Con người luôn làm những gì mình muốn. Nguyên nhân có thể là do họ bị áp lực xã hội nên cần phải nhắn tin, liên lạc với bạn bè và các mạng lưới xã hội khác nhau để giữ các mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh đó, các thương gia ngày càng chịu nhiều sức ép công nghệ và họ luôn phải ở trạng thái sẵn sàng để mọi người có thể liên lạc. Vì vậy, nếu bạn luôn ở trong tình trạng có thể liên lạc được ngay thì những người khác sẽ bị mất kiên nhẫn và họ luôn mong muốn bạn hồi âm tin nhắn, email của họ một cách nhanh chóng. Và trong một số trường hợp thì bạn chỉ có thời gian để trả lời chúng khi đang di chuyển trên đường.
Tiến sĩ Giô cho biết, ông cảm thấy lo lắng trước thực trạng này và đang tìm cách phát triển các kỹ năng tương tác không cần sử dụng các thiết bị hình ảnh để con người vẫn có thể nhắn tin mà không cần tập trung nhìn vào màn hình thiết bị. Theo ông, các nhà thiết kế có thể thay đổi cấu trúc bên ngoài của điện thoại. Hiện có khá nhiều ứng dụng trên điện thoại và nhà sản xuất có thể tận dụng chúng khi thiết kế. Tập trung nghiên cứu thêm về thiết kế ứng dụng và phần mềm sử dụng trên điện thoại có lẽ là cách đầu tiên và dễ dàng nhất.
Ngọc Mỹ (Theo QĐND/aston.uk)
Tiến sĩ Giô Lăm-xđen từ Trường Đại học A-xtơn, đơn vị tổ chức hội nghị khoa học tại Anh, hiện đang thực hiện các thí nghiệm để nghiên cứu nguy cơ bị tai nạn, thậm chí gây chết người nếu một ai đó vừa đi bộ vừa nhắn tin trên điện thoại di động.
Tiến sĩ Giô Lăm-xđen cho biết, hiện một số yếu tố ngoại cảnh như những con phố đông đúc, những vật cản có thể xuất hiện như cột đèn, cọc buộc tàu thuyền, người đi lại, lề đường, ô tô… đang được mô phỏng lại trong phòng thí nghiệm. Những mô hình dựng lên được gọi là “những rủi ro trừu tượng” và các nhà khoa học có thể điều chỉnh tần số cũng như xác suất xuất hiện nhiều mối nguy hiểm cùng lúc. Các tình huống được đưa ra rất thú vị nhằm giúp những người tham gia nghiên cứu kiểm tra được khả năng phòng tránh rủi ro của họ trong khi vừa đi bộ vừa nhắn tin. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có thể theo dõi khả năng ứng phó với các tình huống rủi ro và tránh vật cản trong phòng thí nghiệm một cách an toàn của những người tham gia nghiên cứu.
Kết quả thử nghiệm cho thấy nhìn chung, họ có thể tránh được khoảng 30 – 100% rủi ro. Những người vừa đi vừa nhắn tin thì chỉ tránh được 1 trong 5 thảm họa. Trong các tình huống, họ thường giảm tốc độ và đôi khi dừng hẳn bởi họ biết rằng, các nhà khoa học đang theo dõi họ. Tuy nhiên, ngoài đời thực thì họ sẽ không giảm tốc độ như vậy mà tiếp tục bước đi.
Tiến sĩ Giô cho biết, hiện chưa có những bằng chứng khoa học xác thực về những vụ tai nạn xảy ra trên khắp thế giới. Tuy nhiên, một số dữ liệu cho thấy 1/10 số người gặp phải tai nạn ở các mức độ khác nhau, từ việc va chạm đơn thuần cho đến các vụ tai nạn xe cộ nghiêm trọng, là do hậu quả của việc nhắn tin trong khi đi bộ. Điều này đặc biệt phổ biến với giới trẻ vì họ cảm thấy thế giới như của riêng họ và nhắn tin điên cuồng như thể ô tô phải tránh họ. Ông nhận xét: “Thanh thiếu niên là nhóm đối tượng có thể gặp phải rủi ro nhiều nhất vì họ nhắn liên tục và quên rằng xung quanh họ còn có rất nhiều người khác và các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người lớn có nguy cơ bị tai nạn thấp hơn trong khi đi bộ và nhắn tin”.
Tiến sĩ Giô cho rằng, rất khó để trả lời những câu hỏi như tại sao mọi người thích làm những gì họ cho là không an toàn hoặc tại sao họ sử dụng điện thoại khi đang lái ô tô mặc dù nó phạm luật?
Con người luôn làm những gì mình muốn. Nguyên nhân có thể là do họ bị áp lực xã hội nên cần phải nhắn tin, liên lạc với bạn bè và các mạng lưới xã hội khác nhau để giữ các mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh đó, các thương gia ngày càng chịu nhiều sức ép công nghệ và họ luôn phải ở trạng thái sẵn sàng để mọi người có thể liên lạc. Vì vậy, nếu bạn luôn ở trong tình trạng có thể liên lạc được ngay thì những người khác sẽ bị mất kiên nhẫn và họ luôn mong muốn bạn hồi âm tin nhắn, email của họ một cách nhanh chóng. Và trong một số trường hợp thì bạn chỉ có thời gian để trả lời chúng khi đang di chuyển trên đường.
Tiến sĩ Giô cho biết, ông cảm thấy lo lắng trước thực trạng này và đang tìm cách phát triển các kỹ năng tương tác không cần sử dụng các thiết bị hình ảnh để con người vẫn có thể nhắn tin mà không cần tập trung nhìn vào màn hình thiết bị. Theo ông, các nhà thiết kế có thể thay đổi cấu trúc bên ngoài của điện thoại. Hiện có khá nhiều ứng dụng trên điện thoại và nhà sản xuất có thể tận dụng chúng khi thiết kế. Tập trung nghiên cứu thêm về thiết kế ứng dụng và phần mềm sử dụng trên điện thoại có lẽ là cách đầu tiên và dễ dàng nhất.
Ngọc Mỹ (Theo QĐND/aston.uk)