Những ngày qua, có nhiều ý kiến cho rằng, virus SARS-CoV-2 có thể lây qua hế thống thông gió của chung cư. Điều này gây hoang mang, lo lắng cho nhiều người, nhất là những người sinh sống tại các tòa nhà khi dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh virus gây bệnh Covid-19 lây qua hệ thống thông gió của chung cư. “Thông tin này còn nhiều vướng mắc, chỉ mới đang ở mức suy luận, cần phải có nghiên cứu khoa học”, bác sĩ Tâm nói.

{keywords}
Quân đội TP.HCM phun khử khuẩn những nơi có ca F0. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

Theo bác sĩ Tâm, dựa vào các nghiên cứu khoa học, chủng Delta có thể lây qua không khí. Tuy nhiên, virus tồn tại ngoài không khí không lâu, nếu gặp thời tiết nắng nóng, virus này sẽ chết nhanh. 

“Trong chung cư, một ca F0 lây bệnh cho người khác thường thông qua việc tiếp xúc với nhau, đi chung thang máy hoặc tại một điểm sinh hoạt nào đó trong tòa nhà”, bác sĩ Tâm nhận định.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cũng cho rằng, để có kết luận, các chuyên gia dịch tễ học phải đến nơi có trình trạng lây nhiễm để nghiên cứu. “Nếu chỉ đặt giả định rồi nói có nguồn lây trực tiếp là không có cơ sở khoa học”, bác sĩ Châu nói.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, những người sống ở các chung cư có bệnh nhân F0 cần chú ý đến hành lang, lối đi chung, tay nắm cửa và thang máy. Bởi, những nơi này là một phần nguyên nhân làm người sống ở tòa nhà có thể bị nhiễm bệnh.

Tú Anh - Hồ Văn

Quận đầu tiên ở TP.HCM hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1

Quận đầu tiên ở TP.HCM hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1

Chủ tịch UBND quận 11 Trần Phi Long cho biết, đến nay, quận đã hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho tất cả người dân đủ điều kiện chủng ngừa.