Đợt dịch bệnh vừa qua, để giúp người dân hiểu đúng và biết cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, UBND xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đã có sáng kiến dịch tài liệu tiếng Việt sang tiếng đồng bào DTTS, rồi dùng loa di động phát ở khu dân cư. Cách làm này đã mang lại hiệu quả tích cực giúp đồng bào DTTS chủ động phòng chống dịch bệnh.

Thôn Ea Bar có 319 hộ với 1.669 nhân khẩu, hầu hết là người dân tộc Mông. Nhiều người dân không biết đọc, biết viết, thậm chí không rành tiếng phổ thông nên tuyên truyền bằng tờ rơi hoặc hệ thống loa phát thanh chung của xã bà con sẽ không hiểu và cũng không mấy quan tâm.

Ngay từ đầu, xã có chủ trương dịch tài liệu tuyên truyền của Trung tâm Y tế huyện sang tiếng Mông, tôi đã dịch, thu âm bằng điện thoại, phát qua Bluetooth trên loa di động mượn của Trường Tiểu học Ea Bar rồi chở bằng xe máy đến khu dân cư trong thôn để tuyên truyền, giúp người dân hiểu, nâng cao nhận thức, chung tay cùng cộng đồng phòng, ngừa dịch bệnh.

Chị Sùng Thị Bầu, ở thôn Ea Bar cho hay: Bà con đồng bào Mông ở đây ít người biết tiếng phổ thông, chị được học lớp xóa mù chữ cũng biết sơ sơ, nhưng nếu bảo đọc tờ rơi hay nghe loa của xã có nhiều từ chưa hiểu hết. 

Trong đợt cao điểm của dịch bệnh, người dân huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã quen với hình ảnh, âm thanh được phát ra từ xe tuyên truyền của Công an huyện. Là đơn vị được giao nhiệm vụ dịch các văn bản, thông tin về dịch bệnh Covid-19 sang tiếng dân tộc thiểu số, lãnh đạo công an huyện đã chỉ đạo thành lập đội dịch gồm 6 người, đảm nhiệm việc dịch và ghi âm để tuyên truyền bằng tiếng dân tộc Tày, Dao, Mông. Thượng úy Giàng A Thế, cán bộ Đội An ninh, Công an huyện Lâm Bình cho biết, khi được giao nhiệm vụ dịch văn bản, thông tin sang tiếng dân tộc Mông, anh đã dành hầu hết thời gian, kể cả buổi tối để hoàn thành sớm công việc. Sau khi dịch xong, anh ghi âm bản dịch để đi tuyên truyền bằng loa truyền thanh lưu động.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng luôn cập nhật, truyền tải bằng tiếng dân tộc những thông tin chính thống, chính xác, kịp thời đến với người dân. 

Xã Đạ R’sal hiện có 7 thôn, hơn 2.000 hộ với gần 8.000 nhân khẩu, địa giới hành chính nằm trên tuyến Quốc lộ 27, giáp ranh với các tỉnh Đăk Nông, Đăk Lăk, địa hình đồi núi chia cắt. Nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng đồng bộ, các thôn được lắp đặt hệ thống loa truyền thanh không dây hoạt động ổn định.

Xã vùng sâu Cư Pui, có 89% đồng bào DTTS chủ yếu đồng bào Mông di cư từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang vào lập nghiệp. Toàn xã có 13 thôn buôn, trong đó có 6 thôn 100% là đồng bào Mông, tỉ lệ mù chữ ở người lớn còn cao nên muốn người dân hiểu rõ về dịch bệnh, biết cách phòng, tránh cần phải có cách tuyên truyền phù hợp. Ngay từ đầu năm 2020, chính quyền các thôn người Mông trong xã đã áp dụng hình thức tuyên truyền bằng loa di động, phát thẳng bằng tiếng Mông.

Sau khi tuyên truyền, khuyến cáo, nhận thức của người dân trên địa bàn xã đã thay đổi rõ nét. Nếu như trước đây bà con không biết đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, thì nay trong nhà có nước rửa tay sát khuẩn, ra ngoài đường mọi người đều đeo khẩu trang. Bà con cũng hạn chế đi lại.

Đây là những minh chứng sống động cho thấy, để đạt hiệu quả trong giảm nghèo thông tin, việc tuyên truyền phòng bằng tiếng mẹ đẻ sẽ giúp bà con dễ nghe, dễ hiểu và thực hiệu tốt hơn. Chính vì vậy, ở những địa bàn, chủ động sử dụng tiếng dân tộc để tuyên truyền, đồng bào dân tộc thiểu số luôn nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, các thông tin thời sự, kinh nghiệm làm ăn. Nhất là trong thời điểm xảy ra dịch bệnh Covid-19, hệ thống loa truyền thanh trên địa bàn xã lại càng phát huy tính hiệu quả trong việc tuyên truyền cho người dân chủ động phòng, chống.


 
 
 
 

Trần Giao Linh và nhóm PV, BTV